Cha mẹ thông minh bồi dưỡng cho con 2 phẩm chất này: Đi đâu cũng sống được, lúc nào cũng mạnh mẽ, không lo bị bắt nạt

29/09/2023 08:16

Sự mạnh mẽ, có hiểu biết sẽ giúp trẻ không bị bắt nạt.

Không cha mẹ nào muốn con cái đi học bị bắt nạt. Tuy nhiên, những vụ bắt nạt học đường vẫn diễn ra. Không ít em có tính cách quá nhút nhát, rụt rè, khi bị bắt nạt không dám phản kháng, cũng không dám báo với cha mẹ, thầy cô. Hoặc đôi khi, các em đã báo với người lớn nhưng vụ việc không được giải quyết triệt để, dẫn đến hậu quả đau lòng.

Vậy làm thế nào để trẻ không bị bắt nạt? Theo đó, có 2 phẩm chất mà cha mẹ cần bồi dưỡng cho con từ sớm. Con ra đời sẽ trở nên mạnh mẽ, có ý thức tự bảo vệ bản thân, biết chống trả khi bị bắt nạt, khiến kẻ xấu không thể làm càn. Cụ thể là 2 phẩm chất sau:

1. Có thái độ rõ ràng và nguyên tắc mạnh mẽ, khi bị bắt nạt phải cho người khác biết rằng bạn không dễ bị bắt nạt

Những đứa trẻ có ý thức nguyên tắc cao và thái độ rõ ràng trong việc làm thường luôn duy trì thái độ: "Tôi sẽ không động chạm đến người khác trừ khi họ xúc phạm tôi" và "Nếu ai đó xúc phạm tôi, tôi sẽ đáp trả họ". Thái độ đó khiến trẻ không bao giờ để người khác bắt nạt mình.

Trẻ thường không thể hiện sự sắc bén của mình với thế giới bên ngoài, nhưng nếu ai đó xúc phạm và thách thức những nguyên tắc cốt lõi của trẻ, trẻ sẽ không bao giờ thỏa hiệp hay lùi bước.

Một khi bị bắt nạt, trẻ sẽ không im lặng, sợ hãi và chịu đựng. Thay vào đó, trẻ sẽ báo lại với người lớn hoặc có hành động thể hiện rõ mình "không dễ dây" như việc nhanh chóng đưa ra quyết định dựa trên tình hình trước mắt. Lúc này, cách đáp trả không khiêm tốn cũng không kiêu ngạo của đứa trẻ sẽ khiến đối phương cảm thấy hoang mang, rụt rè. Sự kiêu ngạo của những kẻ bắt nạt sẽ suy yếu nhanh chóng.


Cha mẹ thông minh bồi dưỡng cho con 2 phẩm chất này: Đi đâu cũng sống được, lúc nào cũng mạnh mẽ, không lo bị bắt nạt-1
Ảnh minh họa


2. Trẻ được giáo dục về phòng chống bắt nạt, tự bảo vệ bản thân từ khi còn nhỏ và biết cách tự bảo vệ mình tốt hơn trong các tình huống khác nhau

Nguyên nhân khiến nhiều trẻ trở thành mục tiêu bắt nạt sau khi vào tiểu học, thậm chí là trung học cơ sở, trung học phổ thông phần lớn là do các em chưa được giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và chống bắt nạt ngay từ khi còn nhỏ.

Khi nói đến bắt nạt, ấn tượng đầu tiên của nhiều người là tác hại từ bên ngoài. Trên thực tế, bắt nạt không chỉ giới hạn vào việc đánh, gây tổn thương thể xác mà còn tinh vi, kín đáo hơn nhiều như bắt nạt bằng ngôn từ, tẩy chay, phá hoại đồ đạc cá nhân, trấn lột,... Bắt nạt về mặt tinh thần gây tác động tiêu cực không kém, khiến các em tổn thương tâm lý.

Kiểu "bắt nạt vô hình" này hay bị cha mẹ dễ dàng bỏ qua vì nó không có nhiều dấu hiệu bên ngoài. Trong nhiều trường hợp, vì đứa trẻ không được giáo dục kỹ về các kiểu bắt nạt nên cũng không biết mình đang bị bắt nạt và không biết cách chống trả, tự bảo vệ mình.

Muốn con không bị bắt nạt và sống có nguyên tắc, điều mấu chốt là cha mẹ phải giáo dục cho con về phòng chống bắt nạt ngay từ nhỏ. Hãy cho con biết có những kiểu bắt nạt như nào. Ngoài chia sẻ bằng lời nói, cha mẹ có thể cho con đọc sách, xem phim ảnh để hiểu thêm. Đồng thời, cha mẹ thảo luận cùng con cách xử lý nếu rơi vào trường hợp thực tế.

Một khi con đã được rèn luyện, bồi dưỡng 2 phẩm chất trên thì sẽ trở nên rất mạnh mẽ, đi đâu cũng không bị bắt nạt. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần tâm sự thường xuyên, để ý những biểu hiện bất thường của con để phát hiện kịp thời nếu con bị bắt nạt và có cách giải quyết triệt để.

Theo Phụ Nữ Mới

Theo tintuconline.com.vn
https://tintuconline.com.vn/lam-me/cha-me-thong-minh-boi-duong-cho-con-2-pham-chat-nay-di-dau-cung-song-duoc-luc-nao-cung-manh-me-khong-lo-bi-bat-nat-n-576480.html
Copy Link
https://tintuconline.com.vn/lam-me/cha-me-thong-minh-boi-duong-cho-con-2-pham-chat-nay-di-dau-cung-song-duoc-luc-nao-cung-manh-me-khong-lo-bi-bat-nat-n-576480.html
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Cha mẹ thông minh bồi dưỡng cho con 2 phẩm chất này: Đi đâu cũng sống được, lúc nào cũng mạnh mẽ, không lo bị bắt nạt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO