Theo vị giáo sư này, nhiều cha mẹ vẫn luôn nghĩ mình có nhiều thời gian đồng hành, giáo dục con nhưng lại không biết rằng đứa trẻ lớn lên sẽ dần xa cách bố mẹ. Khi đó, nhiều cơ hội giáo dục đã bị bỏ lỡ.
Nếu muốn con trở thành người tốt bụng, trung thực và dũng cảm, hãy dạy con 10 điều sau trước khi con 10 tuổi.
1. Tôn trọng cả các bạn nam lẫn nữ, vì tất cả đều bình đẳng
Tôn trọng người khác là một điều rất quan trọng mà trẻ cần biết. Cha mẹ nên dạy con biết tôn trọng mọi người, không phân biệt giới tính hay độ tuổi.
Tôn trọng người khác là một điều rất quan trọng mà trẻ cần biết. Ảnh minh họa: shutterstock
2. Chú ý lời nói và hành động ở nơi công cộng
Nhiều phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ với tâm lý cưng chiều con mà để trẻ vô tư có những hành động thái quá, ảnh hưởng đến người xung quanh ở nơi công cộng. Bạn cho rằng trẻ con thì được phép nghịch ngợm và đáng được bao dung? Đừng để cách nghĩ này khiến con bạn trở thành kẻ tự cao, tự đại và thiếu tôn trọng mọi người khi trưởng thành!
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, thậm chí là chưa đến 10 tuổi, bạn đã nên bắt đầu rèn cho trẻ cách cư xử văn minh khi ở nơi công cộng. Khi thấy trẻ có lời nói hay hành động không đúng đắn, thậm chí gây phiền hà cho người khác, bạn nên giữ trẻ bên mình và nhẹ nhàng giải thích với trẻ rằng điều đó là không tốt, là không ngoan và sẽ bị chê cười.
Những chú ý và răn dạy kịp thời, kiên nhẫn của bạn sẽ giúp trẻ ngày càng nhận thức được lời ăn tiếng nói và cử chỉ của mình. Trẻ sẽ biết điều gì nên làm để trở thành một đứa trẻ ngoan và được khen ngợi.
3. Thành thật với tất cả mọi người
Khi còn nhỏ, trẻ sẽ tiếp thu những hành động của mọi người xung quanh như một miếng bọt biển. Vì thế, nếu trẻ thấy cha mẹ mình đối xử với mọi người một cách thành thật, đàng hoàng, chúng cũng sẽ học theo. Đây chính là bài học tốt nhất cha mẹ có thể dạy cho con cái.
Thực tế với trẻ nhỏ, nói dối là cách để chúng tránh khỏi việc bị trừng phạt bởi một hành vi nào đó mà chúng biết là xấu. Do đó, cha mẹ cần cố gắng tiếp cận chuyện này một cách bình tĩnh, tạo cơ hội cho trẻ thành thật sau khi nói dối. Nếu trẻ tự nhận thức được hành vi của mình là sai, cha mẹ có thể đánh giá cao sự thành thật của chúng, ngay cả khi cha mẹ phải giải quyết hậu quả từ hành vi sai trái ấy của trẻ.
4. Không sợ phạm sai lầm
Học hỏi được từ sai lầm của người khác là một tài năng hiếm có. Và sẽ càng tuyệt hơn nếu như trẻ có thể học hỏi được từ chính thất bại của bản thân. Trẻ không nên sợ làm sai, cũng không nên sợ thất bại.
Sẽ tuyệt hơn nếu như trẻ có thể học hỏi được từ chính thất bại của bản thân. Ảnh minh họa: shutterstock
5. Đừng làm điều mình không thích chỉ để có sự công nhận của người khác
Trẻ em nghĩ rằng sự đồng tình giữa những người bạn là rất quan trọng, và chúng sẽ cố hết sức để có được nó. Hãy dạy con biết rằng việc trở thành 1 người trung thực có giá trị hơn nhiều so với việc được ai đó chấp thuận nhưng phải làm những điều mình không thích.
6. Đến nhà người khác không được nghịch ngợm và tùy tiện lấy đồ
Trẻ con vốn rất nghịch ngợm và hiếu kỳ đối với mọi đồ vật hay sự việc xung quanh. Nhưng không vì thế mà bạn để trẻ vô tư chạy lung tung hay sờ nắm, thậm chí làm hỏng đồ đạc nhà người khác, bất kể đó là nhà người lạ hay người thân quen.
Trong giai đoạn trước 10 tuổi, có thể ý thức về quyền sở hữu ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ thường cảm thấy rằng đồ của người khác đều là của nhà mình, mình thích thì mình lấy và chơi thôi. Những lúc này, bạn nên ngăn hành động của trẻ lại, và giải thích cho trẻ biết đồ vật đó là của ai, và trẻ cần xin phép khi muốn làm bất cứ điều gì.
Không chỉ là ở nhà người khác, ngay cả trong gia đình, bạn cũng nên thường xuyên nhắc nhở trẻ có thói quen "hỏi" người lớn trước khi muốn lấy thứ gì.
7. Kiến thức quan trọng hơn điểm số
Nhiều bậc cha mẹ dễ nổi nóng, tức giận khi điểm số của con không giống như kỳ vọng của họ. Tuy nhiên, điểm cao không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với kiến thức tốt. Bạn nên dạy con rằng kiến thức quan trọng hơn điểm số.
8. Cách nói 'không'
Hãy dạy trẻ biết cách nói "không" với người lớn, giáo viên hay thậm chí với chính cha mẹ. Chúng ta đều muốn trẻ trở nên mạnh mẽ và có chính kiến riêng, chứ không phải người chỉ biết tuân theo mệnh lệnh, lời nói của người khác. Biết nói "không" sẽ giúp trẻ chủ động hơn trong cuộc sống.
9. Không nên chỉ nhìn vào khuyết điểm của người khác
Nói xấu sau lưng người khác hoặc kể lể khiếm khuyết hay bí mật của ai đó có thể khiến trẻ thành thói quen. Sau khi trưởng thành, trẻ sẽ trở thành người chỉ biết nhìn vào khuyết điểm của người xung quanh, thậm chí có tư tưởng khinh khi, đố kỵ.
Vì vậy, ngay khi trẻ còn nhỏ, bạn nên nhẫn nại giảng giải để trẻ hiểu hành động đó là không tốt. Bạn có thể khuyến khích trẻ tìm thấy những ưu điểm của người khác, lấy đó làm gương học tập.
Đặc biệt, bố mẹ và người trong nhà phải làm gương trước, không nên cãi vã, đả kích nhau hoặc xúm lại nói điều không hay về ai đó trước mặt con trẻ. Khi bạn còn làm chưa tốt thói quen này thì rất khó để trẻ nghe theo lời dạy của bạn.
Trẻ nhỏ thường có rất nhiều tâm tư thầm kín. Để trở thành bạn của trẻ quả thực không dễ chút nào. Ảnh minh họa: shutterstock
10. Cha mẹ luôn bên con bất cứ lúc nào
Nhiều người khi trưởng thành thường trở nên xa lánh bố mẹ, ít khi bộc lộ tình cảm. Điều này một phần do khi còn nhỏ, họ không được dạy cách chia sẻ, bày tỏ tình cảm với những người thân trong gia đình.
Trẻ nhỏ thường có rất nhiều tâm tư thầm kín. Để trở thành bạn của trẻ quả thực không dễ chút nào. Tuy nhiên, cha mẹ nên hiểu và tôn trọng trẻ, không nên tùy tiện động vào đồ của con và cho chúng thấy rằng, cha mẹ là những người con hoàn toàn có thể tin tưởng được thay vì tạo một hàng rào bằng việc la mắng hay nhiếc móc.
Đồng thời, cha mẹ cũng phải nói với con rằng: "Gặp phải những chuyện khó, ví như bị bắt nạt, tự thân con không giải quyết được thì nhất định phải nói với cha mẹ".
11. Nếu con không hiểu, hãy đặt câu hỏi
Việc đặt câu hỏi là điều hoàn toàn bình thường. Hãy khuyến khích trẻ nhỏ thường xuyên đặt câu hỏi về những điều mình chưa biết thay vì cố tỏ ra rằng mình hiểu hết mọi thứ. Suy cho cùng, ở lứa tuổi của mình, trẻ có thể tò mò và thắc mắc về mọi thứ.
12. Dạy con bảo vệ môi trường
Đã bao lần bạn phàn nàn về vấn đề ô nhiễm môi trường, đường phố bẩn thỉu, hoa cỏ bị dẫm nát... ? Để dạy con cái có ý thức bảo vệ môi trường chính cha mẹ phải là người làm gương mới có thể nuôi dưỡng phẩm chất này ở con. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt chỉ sau 1 thời gian ngắn.
Theo Giadinh