Cha mẹ có nên đánh đòn con cái không?

ANH ĐÀO| 08/04/2022 17:09

Theo các chuyên gia tâm lý, nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc đánh đòn trẻ lâu dài là hoàn toàn không hiệu quả.

danh-con-1611796480-6321-1611798101_680x0.jpeg
Cha mẹ không nên đánh đòn con cái vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ - Ảnh: Internet

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung - Đơn vị Tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố - cho biết đánh đòn có thể tạm thời dừng một hành vi của trẻ nhưng việc nuôi dạy con là một quá trình lâu dài, và nghiên cứu cho thấy rằng việc đánh đòn lâu dài là không hiệu quả.

Nhiều bậc cha mẹ bắt đầu đánh đòn trẻ từ sớm, họ cảm thấy cần phải tăng cường kỷ luật – đánh đòn nhiều hơn. Nhiều chuyên gia cũng nhận thấy rằng theo thời gian, việc đánh đòn khiến trẻ tức giận và cáu gắt, trẻ cũng trở nên ít hơn hoặc không sẵn sàng làm những gì cha mẹ yêu cầu.

Ví dụ: Một nghiên cứu năm 1986 được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Phát triển cho thấy những đứa trẻ 1 tuổi thường xuyên bị mẹ đánh đòn có xu hướng phớt lờ yêu cầu của mẹ hơn rất nhiều so với những đứa trẻ hiếm khi hoặc không bao giờ bị đánh đòn.

Theo bác sĩ Dung, cha mẹ nhớ rằng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ 2 và 3 tuổi, sẽ tham gia khám phá và học tập giới hạn của cha mẹ – đó là một phần trong hoạt động phát triển của chúng. Nếu cha mẹ là người chăm sóc chính cho trẻ, hãy vun đắp tình bạn với các bậc cha mẹ khác và thiết lập các điểm vui chơi – trẻ sẽ cho bạn thời gian nghỉ ngơi.

family-1784371_960_720.jpeg
Chỉ nên động viên để trẻ hiểu được sai lầm của mình - Ảnh: Internet

Không đánh đòn thì làm cách nào?

Đánh lạc hướng. Nếu cha mẹ ra lệnh cho trẻ ngừng ném thức ăn và trẻ từ chối, thay vào đó, hãy đánh lạc hướng trẻ. Penelope Leach nói: “Hãy là người trưởng thành, và hãy nhớ rằng bạn thông minh hơn con mình rất nhiều. Bạn hầu như lúc nào cũng có thể tìm thấy’’.

Sự đồng cảm. Ngay từ thời điểm sớm nhất mà một đứa trẻ có thể bắt đầu hiểu, điều quan trọng là phải dạy sự cảm nhận. Đó là đứa trẻ nên học cách làm điều đúng vì nó đúng, và trẻ sẽ không bị trừng phạt nếu trẻ không làm đúng điều đó. Điều này có thể được thực hiện bằng cách giải thích cho trẻ tại sao làm điều gì đó có thể gây tổn thương cho người khác là không đúng.

Dạy trẻ tránh nguy hiểm. Thay vì đánh đòn trẻ nếu trẻ đến gần chỗ nguy hiểm (như ổ cấm điện, lò sưởi), hãy cho trẻ xem ổ cấm điện và lặp lại từ đau – nguy hiểm. Ngay sau đó cha mẹ sẽ chỉ tay về phí ổ cấm điện, nói :“Không” và tránh chỗ nguy hiểm.

Sử dụng trí tưởng tượng. Cha mẹ lớn hơn và mạnh mẽ hơn, cha mẹ có thể tìm cách tích cực để xoa dịu tình huống, và không để cho tình trạng thêm phần căng thẳng. Nếu trẻ không chịu về phòng khi đến giờ đi ngủ, hãy đón trẻ và tưởng tượng trẻ thành một chiếc máy bay hướng đến đường băng – giường của con.

Dành chỗ cho những cảm giác tiêu cực. Hãy để trẻ bày tỏ những cảm xúc như tức giận, buồn bã và thất vọng. Đồng thời cha mẹ thông cảm, đặt ra giới hạn cho những hành vi không phù hợp. Chẳng hạn, cha mẹ có thể nói với trẻ rằng: Con cảm thấy giận em gái vì làm đổ khối gỗ của con, nhưng con không thể đánh em hoặc gọi những cái tên ác ý với em.

Khi cha mẹ cảm thấy phải “trừng phạt” trẻ, hãy nhớ rằng, trong mắt trẻ, sự phản đối hoặc tức giận của cha mẹ là hình phạt nặng nề nhất. Và bất kỳ hình phạt nào cha mẹ thực hiện phải được thực hiện ngay tại thời điểm xảy ra, bởi vì một đứa trẻ còn nhỏ sẽ nhanh quên, học hỏi thành thói quen và không thể nghĩ về hậu quả sau này.

Vì vậy, nếu trẻ có hành vi không đúng vào buổi sáng, không đợi đến tối cha mẹ nói với trẻ không được xem tivi. Nếu cha mẹ làm không đúng, không nên ngần ngại thừa nhận điều đó và nói với trẻ rằng cha mẹ xin lỗi trẻ. Với những cách ứng phó tình huống, tương tác của cha mẹ, giúp trẻ học hỏi, noi gương để hình thành và phát triển lành mạnh trong cuộc sống.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Cha mẹ có nên đánh đòn con cái không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO