CEO Lê Hải Linh tiết lộ bí quyết khởi nghiệp mùa dịch

T/H| 12/11/2021 16:00

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều bạn trẻ khởi nghiệp vẫn đang đối mặt với thách thức, tìm cách để giữ doanh nghiệp của mình trụ vững và phát triển. Để giúp các bạn trẻ tìm được hướng đi khởi nghiệp đúng đắn cho mình trong đại dịch, CEO Lê Hải Linh đã có những chia sẻ vô cùng bổ ích dưới đây.

Thay đổi để thích nghi

Đại dịch Covid-19 đã khiến cho hơn ¾ startup trên thế giới phải tạm dừng. Ở Việt Nam, theo con số tổng cục Thống kê đưa ra, đã có gần 60 nghìn doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh. Có thể thấy, dịch bệnh đã như một phép thử khả năng sinh tồn của các doanh nghiệp trong thời gian này. Tuy nhiên, trên thực tế, tuy có 59,8 nghìn doanh nghiệp ngừng kinh doanh vào đầu năm 2021 nhưng vẫn có 78,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới cũng trong thời gian này.

Đánh giá về tình hình trên, CEO Lê Hải Linh cho biết, tuy đại dịch có thể lấy đi những lợi thế về không gian và sự tương tác nhưng đổi lại, cũng đem đến những cơ hội mới cho các bạn trẻ khởi nghiệp, vấn đề ở đây là nhìn nhận thị trường, thay đổi để thích nghi.

“Chìa khóa để tồn tại trong mùa dịch chính là sự linh hoạt”, CEO Lê Hải Linh chia sẻ

Theo ông Linh, nếu trước đây, thế mạnh thuộc về các công ty lớn có lợi thế về mặt quy mô thì trong mùa dịch này, những công ty nào có khả năng tinh gọn, tiết kiệm lại cho thấy sức cạnh tranh lớn hơn. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng, thời gian này người tiêu dùng sử dụng dịch vụ trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt chiếm đa số. Đây chính là cơ hội mở ra để người khởi nghiệp phát triển tư duy sáng tạo.

Thương mại điện tử, chìa khóa mở cơ hội kinh doanh trong mùa dịch

Dịch Covid-19 như một cơn bão tràn qua đã làm hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước lao đao, đặc biệt là những doanh nghiệp còn non trẻ. Nhưng giữa thử thách của dịch bệnh, những ý tưởng, những dự án khởi nghiệp mới vẫn ra đời, nắm bắt những hướng đi mới của thị trường.

CEO Lê Hải Linh ở một trong những buổi gặp gỡ, trao đổi với những người trẻ khởi nghiệp.

Là một người kinh doanh đã đi qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp, CEO Lê Hải Linh cho biết: để thành công, phải biết biến nghịch cảnh thành cơ hội. Ông Linh phân tích: Tuy là dịch bệnh có thể làm hạn chế việc lưu thông hàng hóa, nhưng nhu cầu của con người thì vẫn không thay đổi, thậm chí còn tăng cao hơn trong mùa dịch, nhất là ngành hàng ăn uống và mua sắm đồ gia dụng. Nắm bắt được nhu cầu, bạn cần thay đổi cách thức kinh doanh, thay vì mua bán trực tiếp, hãy sử dụng các kênh bán hàng điện tử để tiếp cận khách hàng.

Kênh bán hàng điện tử vẫn luôn lợi thế hơn về thời gian và tốc độ khi tiếp cận khách hàng. Thời gian nhàn rỗi trong những ngày giãn cách sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc lượng khách giao dịch qua các kênh mua bán điện tử sẽ tăng lên. Đó chính là cơ hội cho các bạn trẻ có thể tìm thấy hướng đi cho mình trước những thách thức của đại dịch.

“Từ góc độ một người nhiều kinh nghiệm trong triển khai chiến lược kinh doanh, tôi đánh giá các sàn thương mại điện tử và loại hình marketing kỹ thuật số trên nền tảng các mạng xã hội đang vô cùng phát triển, chính là sự hỗ trợ cực kỳ hiệu quả trong thời điểm dịch bệnh”, ông Linh nói.

Chìa khóa để tồn tại trong mùa dịch chính là sự linh hoạt, CEO Lê Hải Linh chia sẻ. Người kinh doanh nên tìm những cánh cửa hẹp, những lĩnh vực kinh doanh còn ít người khai thác để phát triển. “Khi số đông đi đường thẳng, bạn hãy thử rẽ trái, biết đâu hoa thơm trái ngọt đang đón chờ bạn thì sao”, CEO Lê Hải Linh lạc quan chia sẻ.

Để dành lời khuyên cho các bạn trẻ đang trên con đường khởi nghiệp, CEO Lê Hải Linh chia sẻ: “Để startup thành công ngay thường rất khó xảy ra. Bản thân tôi chính là nhân chứng sống của nhiều lần thất bại trong kinh doanh. Nhiều bạn trẻ ngày nay vô cùng năng động, tìm cho mình được mục tiêu tạo dựng sự nghiệp của riêng mình. Nhưng để thành công thì bạn cần có sự kiên trì để theo đuổi thành công, không thể đốt cháy giai đoạn. Nhất là trong thời điểm dịch bệnh đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, bạn cần có cho mình một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, nắm bắt được thị trường, biết rõ sản phẩm của mình và xây dựng tốt chiến lược tiếp cận khách hàng. Khi nhận ra mình đang ở đâu thì bạn sẽ biết con đường tương lai sẽ phải đi như thế nào”.

Bài liên quan
  • TUTA Group ra mắt dinh thự thương mại Royal Mansion thuộc khu đô thị 5 sao quốc tế đầu tiên tại Bắc Giang
    Ngày 18/11/2024, Chủ đầu tư TUTA Group chính thức ra mắt 171 căn dinh thự thương mại Royal Mansion sở hữu vị trí vàng tại ngã 6 trung tâm TP Bắc Giang. Royal Mansion khẳng định năng lực, tâm huyết kiến tạo công trình biểu tượng của TUTA Group, góp phần thay đổi diện mạo đô thị Bắc Giang vươn tầm quốc tế.
  • Cần bao nhiêu điểm IELTS để du học?
    IELTS là một trong những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến và quan trọng nhất dành cho các bạn trẻ muốn du học. Đây không chỉ là tấm vé thông hành giúp bạn chứng minh năng lực ngôn ngữ mà còn là yếu tố quyết định bạn có đủ điều kiện nhập học tại các quốc gia như Úc, Canada, Mỹ, Anh, và New Zealand hay không. Tuy nhiên, mức điểm yêu cầu lại không giống nhau giữa các quốc gia, các trường và thậm chí là từng chương trình học.
  • Xuất khẩu cà phê Việt Nam tiếp tục giảm trong nửa đầu tháng 11
    Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong nửa đầu tháng 11 tiếp tục sụt giảm. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lại tăng mạnh nhờ giá cà phê duy trì ở mức cao, trong bối cảnh nguồn cung hạn chế và tâm lý kỳ vọng giá còn tăng.
  • Nông dân Nga chuyển đổi cây trồng sau khi lúa mì thua lỗ nặng nề
    Nông dân Nga đang có kế hoạch giảm diện tích trồng lúa mì sau một năm gặp nhiều tổn thất, thay vào đó tập trung vào các loại cây trồng mang lại lợi nhuận cao hơn như đậu Hà Lan, đậu lăng và hướng dương.
  • Xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua cảng Constanta giảm 52% trong 10 tháng đầu năm
    Trong bối cảnh chiến tranh và các cuộc tấn công từ Nga, xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua cảng Constanta, tuyến đường huyết mạch trên Biển Đen của Romania đã giảm sâu so với năm ngoái. Mặc dù vậy, Ukraine đang tìm cách gia tăng sử dụng các cảng nội địa để duy trì hoạt động xuất khẩu.
  • Ukraine có thể tăng sản lượng lúa mì lên 25 triệu tấn vào năm 2025
    Ukraine có thể tăng sản lượng lúa mì lên 25 triệu tấn vào năm 2025. Bất chấp khó khăn do chiến tranh và hạn hán, ngành nông nghiệp nước này vẫn nỗ lực phục hồi và phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt các loại cây lương thực chiến lược.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
CEO Lê Hải Linh tiết lộ bí quyết khởi nghiệp mùa dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO