Cây nêu ngày Tết - Từ phong tục bỏ mả khu vực Gia Lai đến nghệ thuật vùng Tây Sơn Hạ Đạo

THANH BÌNH| 01/02/2022 07:00

Cây nêu ngày Tết được xem vừa là phong tục, vừa là nét cổ truyền tạo thành nghệ thuật được gìn giữ qua nhiều đời.

Cây nêu ngày Tết không chỉ xua đuổi tà ma

Từ người đồng bào khu vực Gia Lai sử dụng cây nêu trong lễ bỏ mả với nhiều lá bùa xanh đỏ bay phất phới theo gió để trừ tà ma cho đến vùng Tây Sơn Hạ Đạo, cây nêu là phong tục đẹp được duy trì đều đặn mỗi khi Tết đến Xuân về.

Theo đó, phong tục dựng cây nêu trong nghi lễ bỏ mả được xem là một nét văn hóa hiện đang được đồng bào người Gia Rai, Ba Na duy trì.

Cây nêu trong lễ bỏ mả đi kèm rồng phượng theo hình chữ nhật với cờ phướn xung quanh, tượng trưng trục tâm linh, là nơi đi về của các Yàng (các vị thần) để dẫn dắt linh hồn sau khi rời cõi tạm.

Cây nêu còn được ví là trục vũ trụ thông tam giới, giúp con người có thể bắc nhịp cầu tâm linh để tiếp cận gần hơn với các đấng thần linh và cõi ông bà tổ tiên sau khi chính thức chia gia tài về bên kia thế giới trong lễ bỏ mả của đồng bào Gia Rai, Ba Na.

cay-neu-ngay-tet-tu-phong-tuc-bo-ma-khu-vuc-gia-lai-den-nghe-thuat-vung-tay-son-ha-dao-3.jpg
Cây nêu trong lễ hội của người đồng bào.

Nếu như cây nêu chỉ được dựng trong lễ ăn trâu để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, khỏe mạnh, bình an, no ấm thì theo thời gian, biểu tượng này còn được dùng ở nhiều sự kiện khác trong đời sống cộng đồng, trở nên gần gũi hơn với sinh hoạt của người dân thời hiện đại.

Trong những ngày tết cổ truyền, cây nêu còn được trang trí thêm nhiều đèn lồng như chỉ đường để tổ tiên biết đường về ăn tết với con cháu.

Riêng trong đêm trừ tịch cũng như ngày mồng một Tết, cây nêu còn được treo bánh pháo để đốt đón mừng năm mới, mừng tổ tiên về với con cháu.

cay-neu-ngay-tet-tu-phong-tuc-bo-ma-khu-vuc-gia-lai-den-nghe-thuat-vung-tay-son-ha-dao-1.jpg
Trang trí cây nêu ngày tết như một nét văn hóa của người dân Bình Định. Ảnh: Minh Nguyễn.

Bên cạnh đó, cây nêu còn được xem là xua đuổi ma quỷ hoặc những điều bất hạnh của năm cũ, cầu mong một năm mới tốt lành mà nhiều khu vực miền Trung vẫn làm mỗi khi Tết đến.

Ngoài việc thể hiện uy nguy cho sự quyền thế, cây nêu còn được xem là cây phong thủy cho một năm an lành. Với những nhà có địa vị, cây nêu cũng được xem là sự uy quyền.

Riêng với những người làm nông, cây nêu tượng trưng cho một vụ mùa thành công, vì thế trên cây còn có thêm những thứ xua đuổi sự không may mắn, thay cho sự uy nghi mà nó vốn có trong thời phong kiến ngày xưa.

Nghệ thuật trồng cây nêu Tết luôn được giữ gìn và tôn tạo


Ghi nhận tại khu vực Tây Sơn Hạ Đạo vùng quê Bình Định, những ngày này, lễ hội trồng cây nêu Tết luôn được xem là nghệ thuật truyền thống được hưởng ứng nồng nhiệt từ người dân.

Khu vực Chợ Gò (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), lễ hội cây nêu được duy trì từ Mùng 1 Tết Nguyên Đán, bên cạnh các mô hình trò chơi dân gian truyền thống.

cay-neu-ngay-tet-tu-phong-tuc-bo-ma-khu-vuc-gia-lai-den-nghe-thuat-vung-tay-son-ha-dao-2.jpg
Cây nêu ngày Tết không chỉ tương trưng cho truyền thống, mà còn là nét văn hóa cần được tôn tạo và giữ gìn. Ảnh: Minh Nguyễn.

Theo một hộ dân cho biết, phong tục cây nêu ngày Tết được duy trì nhiều năm nay, và Chợ Gò cũng là chợ duy nhất mở chỉ một năm một lần trong dịp Xuân về, như là nơi để tụ hội văn hóa vùng Tây Sơn Hạ Đạo.

Tại Thành phố Quy Nhơn, cây nêu được nhiều hộ dân khu phố trồng mỗi khi xuân về. Trên cây nêu ngoài cờ phướng mừng xuân, còn đi kèm lồng đèn sáo, cũng như kèn gió để tạo âm thanh khi đón nắng Xuân.

Trên nhiều cây nêu cũng được trang trí cung tên mà theo người dân, như một biểu tượng cho sự uy lực trừ tà.

Đồng hành với những vật dụng thể hiện truyền thống từ bao đời xưa, cây nêu còn được trang trí thêm đèn để sáng lung linh trong đêm giao thừa, như thêm sắc Xuân cho ngày đầu năm mới an khang thịnh vượng.

Cây nêu truyền thống với các hình thức phụ trợ như liễn đối, cờ phướn, lồng đèn,... cùng lá cờ tổ quốc đã tạo nên một cảnh sắc độc đáo trong không khí tết đến, xuân về.

Vùng Tây Sơn Hạ Đạo bao mùa Tết vẫn xem đây là biểu tượng thiêng liêng, mang lại tài lộc và may mắn cho năm mới và được xem như một bộ môn nghệ thuật cần gìn giữ bao đời.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Cây nêu ngày Tết - Từ phong tục bỏ mả khu vực Gia Lai đến nghệ thuật vùng Tây Sơn Hạ Đạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO