Cập nhật quy tắc chính tả tiếng Việt đầy đủ nhất trên Hayhoc‏

T/H| 22/04/2022 16:30

Việc viết đúng chính tả tiếng Việt không hề đơn giản, nếu như bạn không nắm rõ hết các quy tắc chính tả. Đặc biệt các bé nhỏ mới lên lớp 1, cần phải dạy bé nắm các quy tắc tiếng việt rõ ràng mới có thể giúp bé tránh được các lỗi chính tả về sau. Dưới đây là những kiến thức quy tắc chính tả tiếng Việt đầy đủ mà Hayhoc.net đã tổng hợp lại. ‏

Quy tắc viết hoa ‏

Quy tắc viết hoa trong tiếng Việt‏

-‏ Trong tiếng việt, đầu câu và danh từ riêng cần viết hoa. Ví dụ: Bác Hồ, chị Hoa...‏

-‏ Dẫn lời nói trực tiếp, viết hoa: Mẹ ơi!‏

-‏ Viết hoa sau dấu hai chấm, trừ kiểu dạng liệt kê. Ví dụ: xoài non, xoài chín...‏

‏Đối với trường hợp phiên âm qua âm Hán Việt, viết đúng quy tắc viết tên người, tên địa lí. ‏

‏Đối với trường hợp phiên âm không qua âm Hán Việt, mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu, có gạch nối. ‏‏Ví dụ: Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen, ‏

Qui tắc viết i/y‏

‏Đối với, i và y có 3 quy tắc cơ bản đó là:‏

‏Bắt buộc viết y khi chữ y đứng sau âm đệm và đứng sau nguyên âm nhắn, đứng trước chữ ê, không có âm đầu. ‏

‏Ví dụ: yêu, thuý, ây‏

‏Bắt buộc viết i nhắn khi chữ i đứng sau nguyên âm dài và các vần kết thúc bằng phụ âm, không có âm đệm. Ví dụ: yết,...‏

‏Bắt buộc viết i khi đứng trước chữ a: kia, chia,...‏

‏Viết i/y đều đúng trong các trường hợp từ có âm tiết mở như: bác sĩ, bác sỹ, địa lí, địa lý,...‏

Quy tắc viết ch/tr‏

Quy tắc chính tả tiếng Việt‏

‏Nguyên tắc viết tr không đứng đầu các tiếng có vần âm đệm như oa, oă, oe, uê,... nếu gặp các dạng này, viết ch, không viết tr. ví dụ như choáng váng, chập choạng,...‏

‏Các từ Hán Việt có thanh nặng, hoặc thanh huyền thường sẽ có âm đầu là tr. Vì thế, khi gặp dạng này, viết tr, không viết ch. Ví dụ trình tự, giá trị,...‏

‏Các từ chỉ đồ vật, các loại hoa quả, tên món ăn, chỉ quan hệ,... sử dụng ch: chiếu, chổi, chảo, chõng,...‏

Quy tắc viết s/x‏

‏Chữ s không đứng đầu các vần oa, oă, oe, uê, uâ ngoại trừ những trường hợp dùng ‏‏soát, soạt, soạng, soạn, suất.‏

‏Sử dụng trong láy âm cả s và x đều có từ láy âm. Vì thế khi gặp trường hợp láy âm, có thể chọn cả 2 tiếng cùng có âm đầu là s và x. ‏

Quy tắc viết r/d/gi‏

‏R và gi không đứng đầu các vần oa, oe, uê, uy, vì thế khi gặp dạng này, có thể chọn d, không chọn r và gi. Ví dụ: kinh doanh, hậu duệ..‏.

‏Trong Hán Việt, các tiếng có thanh ngã, thanh nặng sẽ đi với d. Các tiếng có thanh sắc hoặc hỏi sẽ dùng với gi. ‏

‏Ví dụ: giải thích, giảng giải, giá cả, giám sát, giới thiệu, tam giác...

‏Các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang thường có âm đầu gi.‏

Một số quy tắc đánh dấu thanh‏

‏Trong tiếng việt, dấu thanh được đặt ở trên hoặc dưới âm chính. Ví dụ như loá mắt, khoẻ khoắn...‏

‏Các nguyên âm khi có dấu mũ thì các dấu thanh được viết cao và lệch về bên phải của dấu mũ. Ví dụ như: trồng, biển, cố...‏

‏Tiếp theo trong tiếng khi có nguyên âm đôi, không có âm cuối vần thì dấu thanh viết ở chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. Ví dụ: mía, lựa, múa...‏

‏Đối với tiếng có nguyên âm đôi, có âm cuối vần, dấu thanh được viết ở con chữ thứ 2 của nguyên âm đôi. Ví dụ: ước muốn, chai rượu...‏

‏Trên đây là những quy tắc chính tả tiếng Việt cơ bản nhất và khá đầy đủ mà ‏Hayhoc.net‏ đã tổng hợp. Hy vọng các kiến thức trên sẽ hữu ích trong việc học tiếng Việt cho các em học sinh và tất cả mọi người. ‏

Bài liên quan
  • Hướng dẫn cách tìm tài liệu tham khảo cho luận văn tiếng việt, tiếng Anh
    Tài liệu tham khảo là một phần rất quan trọng và đa dạng bao gồm tiếng Việt và cả tiếng Anh cho tất cả các lĩnh vực. Để làm tốt bài luận văn thì bạn phải linh hoạt lựa chọn tài liệu cho phù hợp. Vậy làm cách nào tìm được nguồn tài liệu tham khảo mới nhất và có độ tin cậy nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ‏‏hướng dẫn cách tìm tài liệu tham khảo cho luận văn tiếng Việt, tiếng Anh‏‏ trong bài viết dưới đây.‏
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Cập nhật quy tắc chính tả tiếng Việt đầy đủ nhất trên Hayhoc‏
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO