TIẾP TỤC CẬP NHẬT,...
Cố gắng giảm lãi suất, tính toán các gói hỗ trợ hợp lý, đảm bảo an toàn
Ngay sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã phát biểu làm rõ một số nội dung liên quan mà các đại biểu đã chất vấn và cử tri cả nước quan tâm.
Thống đốc nêu rõ,chính sách tiền tệ phải thực hiện hai nhiệm vụ chính, là điều hành để góp phần kiểm soát lạm phát, vĩ mô và đảm bảo an toàn, khả năng chi trả của hệ thống.Việc xem xét các công cụ chính sách trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước phải căn cứ trên hai mục tiêu này, đồng thời đảm bảo cân đối lớn của vĩ mô.
Với dư địa chính sách, Thống đốc cho rằng, năm 2021, chỉ tiêu đạt lạm phát dưới 4% có thể đạt được nhưng năm 2022, rủi ro lạm phát có áp lực rất lớn.Khi nền kinh tế thế giới đã và dần phục hồi, giá cả hàng hóa đang có xu hướng gia tăng, một số mặt hàng như xăng dầu đã tăng rất cao, nhiều nước phát triển đã ghi nhận mức lạm phát cao nhất lịch sử. Với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, áp lực rủi ro lạm phát nhập khẩu rất lớn.
Các Ngân hàng trung ương trên thế giới hiện cũng giảm dần nới lỏng chính sách, theo tính toán của Thống đốc, đã có 65 lượt tăng lãi suất, tạo áp lực điều hành cho Việt Nam thời gian tới.
Đồng thời, nếu nhìn từ nhiệm vụ thứ hai của chính sách, nợ xấu của các tổ chức tín dụng cũng đang gia tăng. Các ngân hàng giảm lãi suất bằng chính nguồn lực chứ không phải từ ngân sách. Khi nợ xấu gia tăng các tổ chức cũng phải dùng nguồn lực để xử lý. Nếu nguồn lực của tổ chức tín dụng suy giảm sẽ ảnh hưởng tới hoạt động, tính an toàn của hệ thống. Bài học từ cuộc khủng hoảng 2008-2009vẫn còn, nếu tính toán không cẩn thận, rủi ro lạm phát có thể quay trở lại.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất nhưng phải đảm bảo mức độ an toàn của từng tổ chức tín dụng và hệ thống. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tính toán các gói hỗ trợ lãi suất hợp lý, trên cơ sở ổn định vĩ mô, phòng ngừa rủi ro lạm phát.
Đánh giá về việc thực hiện chính sách từ đầu năm 2020, Thống đốc cho biết, đại dịch đã tác động nghiêm trọng tới sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua đã tích cực thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Ngay từ đầu năm 2020, trong điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã ba lần giảm lãi suất, từ 1,5-2%. "Đây là mức giảm sâu so với các nước trong khu vực", Thống đốcnói.
Ngoài việc điều hành lãi suất, cơ quan điều hành cũng chỉ đạo, kêu gọi các tổ chức tín dụng giảm cả với các khoản vay cũ. Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm 1,66% so với trước dịch, với tổng mức giảm lãi suất khoảng 30.000 tỷ đồng.Ngân hàng cũng giảm phí hơn 2.000 tỷ đồng cho khách hàng. Bằng việc này đã giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và người dân.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kịp thời tham mưu ban hành nhiều chính sách chưa có tiền lệ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra. Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Nới bội chi, nợ công - Phải tính toán hết sức thận trọng
Về tăng bội chi và nợcông cũng như khả năng hấp thụcủa nền kinh tế,đảm bảo không phá vỡ an toàn tài chính chung cũng nhưhệ thống ngân hàng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, đây là vấn đề đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý trong quá trình xây dựng,được tính toánhết sức thận trọng.
Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính và Ngânhàng Nhà nước cùng tính toán về dư địa còn lại,sử dụng các công cụ từchính sách tài chính, tài khóa, tiềntệ để xem xét sử dụng cụ nào vàkhả năng còn bao nhiêu, huy độngbằng cách nào.
Bộ trưởng nhấn mạnh rằng,đây làvấnđề hết sức quan trọng để đảmbảo ổn định kinh tế vĩ môcũng nhưcân đối lớn nên khitính toán phải hết sức thận trọng để đảm bảo phục hồi, tận dụng các cơ hộiđảm bảo được các mục tiêu trong dàihạn, cân nhắcđến cả vấn đề an toàn, ổnđịnh kinh tế vĩ mô.
Về giải ngân vốn đầu tư công, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đây là vấn đềnan giảichưa giải quyết một cáchtriệt để. Nếu chúng ta giải ngân không tốt, kể cả gói hỗ trợ cho đầu tư công cũng rất khó hấp thụ.
"Mạnh dạn hơn" nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ đã xây dựng hai kịch bản cho kinh tế, có hoặc không có chương trình phục hồi, từ đóxác định các tỷ lệ về mức nợ công, bội chi, lạm phát cho từng kịch bản.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang cùng Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để tính toán sử dụng các công cụ chính sách tài khóa, tiền tệ thế nào cho phù hợp, dựa trên đánh giá khả năng hấp thụ kinh tế và thu xếp nguồn vốn.
Quan điểm trong xây dựng chính sách là "mạnh dạn hơn" để phục hồi và phát triển kinh tế, vừa duy trì tăng trưởng, tăng GDP, tăng thu ngân sách, tạo nhiều việc làm nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn nợ công, bội chi ngân sách.
Công cụ quan trọng nhất, theo Bộ trưởng, là theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, nợ xấu, điều hành linh hoạt cung tiền, đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu, đảm bảo hiệu quả mang tính dẫn dắt nguồn vốn ngoài Nhà nước cùng tham gia.
Không nới bội chi và nợ công sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển
Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) đặt vấn đề, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để hỗ trợ an sinh xã hội và phục hồi nền kinh tế sau đại dịch cần gói hỗ trợ đủ lớn, đặc biệt là gói tiền mặt tương đương 3-4% GDP.
Đại biểu cho rằng, nếu làm như vậy sẽ tăng nợ công, tăng bội chi, nợ Chính phủ. Còn nếu không có các giải pháp đủ lớn, nền kinh tế sẽ chậm phục hồi, lỗi nhịp so với sự phát triển của các nước, kèm theo nhiều hệ lụy tiêu cực.
Vậy “chúng ta chấp nhận vượt trần ngân sách, tăng nợ công hay hỗ trợ không đủ lớn, không đủ liều?", đại biểu nêu câu hỏi.
Trả lời đại biểu Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng,nếu hỗ trợ tiền mặt, cấp tiền cho người dân thì nguy cơ lớn sẽ rủi ro làm tăng lạm phát. Quan điểm là ủng hộ nới bội chi và nợ công trong khoảng kiểm soát được. Vì nếu không nới bội chi và nợ công sẽ khó tăng trưởng. Nếu không tăng trưởng thì khó đạt mục tiêu 5 năm, chiến lược 10 năm vàkhát vọng đến năm 2045 là nước phát triển.
Theo Bộ trưởng, nếu không nới bội chi và nợ công, chúng ta sẽ bỏ một loạt cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, dân số vàng, các hiệp định thương mại tự do, những chuyển dịch mới. Vì vậy, cá nhân Bộ trưởngủng hộ nghiên cứu nới bội chi và nợ công.
"Như vậy vừa phát triển, giải quyết việc làm, làm cho quy mô nền kinh tế lớn hơn, khi đó thì tự khắc nợ công sẽ giảm xuống dù không thể xuống như cũ. Còn nếu không nới, không có đầu tư, không có phát triển, sẽ là vòng luẩn quẩn là bội chi, nợ công lúc nào cũng ở mức cao trong khi chúng ta bỏ hết cơ hội phát triển", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu quan điểm.
5 nhóm giải pháp thực hiện mục tiêu kép
Trả lời chất vấn của đại biểu về các giải pháp để phục hồi và phát triển kinh tế, thực hiện thành công mục tiêu kép trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ đã xây dựng 5 nhóm giải phápnhư sau:
Thứ nhất, tập trungmở cửa nền kinh tế gắnvới phòng, chống dịch và thựchiện Nghị quyết 128 một cáchthắt chặt an toàn, có lộ trìnhphù hợp với chiến lược phòng, chốngdịch và khả năng tiêm vaccine, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế.Tăng tính chủ động cho doanh nghiệpđể duy trì hoạt động liên tục.
Thứ hai, tập trung hỗ trợ an sinh xã hội và tạo việc làm, theo đó hỗ trợ cho các đối tượng chínhsách, người lao động, đào tạo, đàotạo lại lao động, kết nối việclàm, phát triển thị trường lao động, chính sách dạy nghề, nhà ở xãhội...
Thứ ba, là hỗ trợ phục hồicho doanh nghiệp. Vừa qua, doanh nghiệpbị ảnh hưởng tổn thương rất nhiềuvà khảnăng chống chịu đã bịbào mòn rất nhiều, đặc biệt vàmột số lĩnh vực bị tácđộng mạnh mẽ.
Về các chính sáchchung, Bộsẽ xem xét đểtrình Quốc hội, các cơ quan cóthẩm quyền để cho phép kéo dàicác chính sách về miễn, giảm, giahạn các loại thuế, phí, lệ phí.
Bên cạnh đó, hỗ trợ cấp bù lãi suấtcho các doanh nghiệp vay trong mộtsố lĩnh vực ưu tiên, có một số các chínhsách riêng đối với ngànhvà lĩnh vực chế biến nông, lâmsản, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số...
Thứtư, là phát triển kết cấu hạ tầng,khuyến khích PPP để thực hiện cáchạ tầng này;đầutư công tập trung cho hạtầng chiến lược và những công trình trọng điểm quốcgia mang tính động lực lớn lan tỏa, kết nối để phát triểnbền vững trong thời gian tới,công trìnhan ninh nguồn nước, an toàn hồ,đập, ứng phóvới biến đổi...
Thứnăm, là tiếp tụccải cách thể chế, thủ tục hànhchính, môi trường đầu tư và đikèm với đó phải có chính sáchvề quản trị rủi ro gắn vớiổn định kinh tế vĩ mô,đảm bảo các cân đối lớn củanền kinh tế.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng 5 nhóm giải pháp để thực hiện mục tiêu kép. |
Luật hóa, tạo điều kiện để hộ kinh doanh "lớn lên" thành doanh nghiệp
Trả lời chất vấn về giải pháp đột phá để đạt được mục tiêu đến năm 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp tại nhiệm kỳ trước, trên thực tếlà không đạt được.
Bộ trưởng cho rằng, để thực hiện được mục tiêu có 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2025 cần những giải pháp căn cơ.
Trước hết cần tổ chức thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanhnghiệp nhỏ và vừa. Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào các chính sách đã được quy định trong luật để triển khai các giải pháp hỗtrợ các doanh nghiệp thành lập mớivà có thể hoạt động được. Theo Bộ trưởng, phải tạo đượcniềm tin để các doanh nhân, doanhnghiệp thành lập doanh nghiệp, tham giađầu tư.
Bên cạnh đó, những chương trìnhđang triển khai như chươngtrình hỗ trợ chuyển đổi số, hỗ trợ chuyển đổi cho doanh nghiệp,hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnhvực nông nghiệp như Nghị định 57 hoặcđầu tư trong các ngành,lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao… cũng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong thờigian tới.
Theo Bộ trưởng, một trong những điều kiện để thực hiện mục tiêu này là tập trung phát triển hộ kinh doanh. Hiện Việt Nam có 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, với 8 triệu lao động, tuy nhiên hiện vẫn chưa có một môi trường pháp lý phù hợp.
Trong nhiệm kỳ trước, Chính phủ có đề xuất bổ sung vào Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên Quốc hội đề nghị tách thành luật riêng. Theo đó, thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Chính phủ, xây dựng một luật riêng cho hộ kinh doanh cá thể, trình cấp có thẩm quyền thông qua để phát huy tiềm năng, lợi thế của các hộ kinh doanh, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh "lớn lên" thành doanh nghiệp.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ
Về đề xuất xây dựng luật liên quan đến công nghiêp hỗ trợ, Bộ trưởng khẳng định: Quan điểm của tôi rất ủng hộ.
Bộ trưởng lý giải: Muốn phát triển công nghiệp hỗtrợ, muốn thực hiện công nghiệphóa, hiện đại hóa thì phảicó nền công nghiệp thực thụ. Vàmuốn có nền công nghiệp thực thụphải phát triển công nghiệpphụ trợ, phải có một bộ luậtriêng quy định các chính sách khuyến khích phát triển côngnghiệp hỗ trợ.
Theo Bộ trưởng, “chúng ta chỉ gia công, lắp ráp thôi thì giá trị gia tăng rất thấp. Chúngtôi cũng đồng tình với quan điểmlà phải có luật riêng và phảithúc đẩy khu vực doanh nghiệpcông nghiệp hỗ trợ chính là đểthúc đẩy cả khu vực kinh tếtrong nước, là để xây dựngmột nền kinh tế độc lập, tựchủ”.
Gói hỗ trợ phải có quy mô đủ lớn, thời gian phù hợp
Về kinh nghiệm triển khai các gói hỗ trợ của các nước trên thế giới, Bộ trưởng cho biết, các nước thường đưa ra các gói hỗ trợ rất lớn, quyết định rất nhanh, chấp nhận tăng nợ công... qua đó khôi phục kinh tế rất nhanh.
Về tài khóa các nước đều tăng cho y tế, hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, cấp phát tiền mặt, miễn giảm thuế phí đối với những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; đầu tư cho hạ tầng.... Về tín dụng, nhìn chung các nước hỗ trợ lãi suất, nới lỏng quy định cho vay...
Đối với Việt Nam, gói hỗ trợ phải có quy mô đủ lớn, thời gian phù hợp, bảo đảm kinh tế vĩ mô, kết hợp linh hoạt chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ; gắn kết chặt chẽ với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, chính sách tái cơ cấu nền kinh tế; tính toán đến cả những tác động trong ngắn hạn, dài hạn; hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm khả thi, hiệu quả... để nền kinh tế phục hồi, phát triển nhanh theo tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, phòng chống dịch hiệu quả, bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn 2020-2025 đã đề ra.
Về triển khai tuyến cao tốc nối Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang, Bộ trưởng cho biết, theo quy hoạch tuyến này sẽ được triển khai sau năm 2025. Tuy nhiên, nếu được triển khai sớm hơn, kết hợp với các tuyến cao tốc khác, sẽ hình thành mạng lưới đường cao tốc, kết nối các tỉnh miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ,...Theo Bộ trưởng, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới ở khu vực miền núi phía Bắc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn toàn ủng hộ chủ trương này và sẽ đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Rà soát, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án ODA
Về giải pháp triển khai hiệu quả các dự án ODA, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đối với một số dựán ODA, ngoài việc phải thực hiện các thủ tục theoquy trình, thủ tục và pháp luật trong nướccòn phải làm thêm các quytrình, thủ tục của nhà tài trợ.
Như vậy, phải làm đồng thờihai việc, mà mỗi việc lại mất rất nhiều thời gian, nhất là thời gian trong giãn cách vừa qua thì chỉ một thay đổi nhỏ như thay đổi tên, địa giới, phạm vi diện tích… cũng rất khó thực hiện.
Tiếp đó là vấn đề về lao động và chuyêngia lao động. Lao động ở các dự án này phải có giấy phép, chuyên gia thì phải có xác nhận tưcách chuyên gia. Những “động tác” nàyđều phải làm cácthủ tục xong mới làm được. Thếnên các dự án ODA hiện nayđang giải ngân rất chậm.
Thêm vào đó, các nguyên nhân như khâu nhậpkhẩu máy móc gặp khó khăn hay chuyên gia lao độngbị cách ly,không được di chuyển giữa địa phươngnày đến địa phương kia… càng khiến tốc độ giảingân các dự án có vốn ODA thấp.Ngoài ra, có một số dự ánODA do triển khai, lựa chọn và tổchứcthực hiện chưa tốt dẫn đến lãng phí.
Thời gian tới,Bộ sẽ cùng với các ngành,địa phương rà soát lại những dựán nào có vướng mắc cóthể tháo gỡ nhằm thúc đẩy tiến độ, đảm bảo hiệu quả.
Những dự ánnào không thực sự hiệu quả,không còn phù hợp sẽ bàn với nhà tài trợ để "đóng" các dự án này,không để kéo dài và lãng phí.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu trong công tác giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Giải ngân chậm – tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu
Dẫn thông tin từ báo cáo của Chính phủ đến ngày31/10/2021 tỉ lệgiải ngân vốn đầu tư công cũngnhư việc giải ngân vốn ODA cònđạt thấp so với kế hoạch, đại biểu Âu Thị Mai (Tuyên Quang) đềnghị, Bộ trưởng cho biết nguyên nhâncủa việc giải ngân chậm và giảipháp gì để thúc đẩy nhanh tiếnđộ giải ngân vốn đầu tư côngnăm 2021 và những năm tiếp theo. Giải pháp tháo gỡ khókhăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngânvốn ODA?
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết,giải ngân đầutư công là một vấn đềđược rất nhiều đại biểu Quốc hội, cử tri cảnước quan tâm và cũng đã đượcnêu tại rất nhiều tại các kỳ họpcủa Quốc hội. Thế nhưng các vấnđề vẫn chưa đượcgiải quyết một cách triệt để vàtỉ lệ giải ngân vẫn rất thấp, đặc biệt là nămnay. Theo Bộ trưởng, tình trạng này có cảnguyên nhânkhách quan, chủ quan.
Thứ nhất,do côngtác chuẩn bị dự ánrất kém, chất lượng không cao, mang tính hìnhthức nhiều, sau khiđược chấp thuận, chủ trương thì mới bắt đầu thực hiện một cáchthực tế và lúc đó lại mất thời gian để"điều chỉnh đi, điều chỉnh lại", mất rất nhiều thời gian.
Thứ hai,về giải phóng mặt bằng.Đây cũng là câu chuyện muôn thuởmà chưa thể giải quyếtngay được nếu các quyết định củaLuật Đất đai không giảiquyết triệt để thìcông tácgiải phóng mặt bằng không giải quyết được. Thực tế cho thấy, quá trình thực hiệnbị vướng mắc về nguồn gốcđất đai, giá đền bù, tranh chấp, khiếu kiện, ý thức người dân, các côngtác đấu thầu, khôngđược bố trí vốn đối ứng …
Riêng năm 2021,có những nguyênnhân khách quanlàdo ảnh hưởng của dịch COVID-19, phải giãn cách xã hội ảnhhưởng nhiều các vấn đềvề nguyên, nhiên vật liệu, nhân công, thiếulao động, chi phí tăng cao và các nguyên vật liệu cũng tăng cao. Đây cũng là năm đầu thực hiệnkế hoạch đầu tư công trung hạn.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn nhìn nhận, khâu tổ chức thực hiệnhiện nay vẫn là khâu yếu, toàn bộ vấnđề từ thẩm quyền quyết định chủ trươngđầu tư, tất cả các nhóm A, B, Cđã phân cấp cho địa phương, thẩmđịnh nguồn vốn và khả năng cânđối vốn đã phân cấp cho địaphương. Điều chỉnh chủ trương đầu tưđã phân cấp cho các Bộ, ngành,địa phương. Phê duyệt, giao vốn chitiết điều chỉnh kế hoạch cũng làphân cấp cho các bộ, ngành, địaphương.
Bộ trưởng cho biết, BộKế hoạch Đầu tư hiện nay chỉcòn có ba chức năng chính.
Thứ nhất là xây dựng kế hoạch đầu tưcông trung hạn, đảm bảođúng chiến lược của 15 và kếhoạch 5 năm.
Thứ hai là, xây dựng các nguyên tắc, tiêu chíđể báo cáo Quốc hội cho kếhoạch 5 năm.
Thứ ba, xây dựng thêm nguyên tắc trong cáikế hoạch hàng năm.
Còn lại tất cả các vấn đề: lựa chọndự án, phê duyệt dự án,thẩm định phương án điều chỉnh dựán kéo dài hay không, giaovốn chi tiếtđã giao triệt để, phâncấp triệt để cho tất cả cácBộ, ngành, địa phương. Đến nay, Thủ tướng chỉ giao vốn một lần ngay từ năm trướccho các Bộ,ngành, địa phương.
Về giải pháp trong thờigian tới, Bộ trưởng cho rằng, các công tác này cần phải thựchiện quyết liệt hơn, nghiêm túc hơncác nghị quyết của Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 63 để đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Cùng với đó, làtrách nhiệm người đừng đầu phải làm tốtcông tác chuẩn bị đầu tư, giảiphóng mặt bằng để đấu thầu phải làm nhanh hơn. Tổ công tác đặc biệtcủa Thủ tướng cũng phải phát huytinh thần để hướng dẫn, tháo gỡkhó khăn, vướng mắc kịp thời.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang rà soátlại vướng mắc trong sửa các Luật sắp tới,tiếp tục hoànthiệnthểchế liên quan đến giải ngânvốn đầu tư công. Tuy nhiên,các địa phương và các Bộ, ngànhphải nghiêm túc thực hiện theo đúng quy địnhthì mới giải quyết tận gốc của vấnđề, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu ban hành nhiều chính sách chưa có tiền lệ để kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Tham mưu ban hành nhiều chính sách chưa có tiền lệ kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đầu tư công trung hạn, cơ cấu lại nền kinh tế, quy hoạch các cấp, các ngành và địa phương, các cơ chế, chính sách đặc thù của một số địa phương.
Đây là những quyết sách quan trọng cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Đảng nêu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và cũng là căn cứ quan trọng để các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, ban hành nhiều đạo luật quan trọng với tư duy và tầm nhìn đổi mới, tháo gỡ các rào cản, khó khăn, vướng mắc, tăng cường phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành trong đầu tư sản xuất kinh doanh để huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội cho đầu tư, phát triển, nhất là các cấp, các ngành, các lĩnh vực và địa phương cũng như là cả vùng và cả nước.
Mặc dù vậy, quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục nghiên cứu, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đề xuất để kịp thời sửa đổi, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình thực hiện.
Với sự đồng ý của Quốc hội, Bộ đang phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi để khắc phục các khó khăn, vướng mắc này thông qua xây dựng 1 luật sửa 10 luật sẽ trình Quốc hội trong thời gian tới.
Trong đó có 6 luật liên quan đến đầu tư sản xuất kinh doanh, xây dựng đề án thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư cùng với các quy định thực hiện để trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp tới.
Trước tác động của dịch bệnh COVID-19, ngay từ đầu năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động chia sẻ, lắng nghe ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế tổ chức khảo sát, điều tra, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan để kịp thời tham mưu ban hành các chính sách chưa từng có tiền lệ để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động giảm chi phí, duy trì sản xuất, khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, sớm trở lại hoạt động khi dịch bệnh được kiểm soát.
Đóng góp chung vào kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020 và 10 tháng đầu năm 2021 của cả nước, các chính sách đã ban hành nhằm kịp thời hỗ trợ cho người dân, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, hạn chế tác động đứt gãy của chuỗi cung ứng chuỗi sản xuất kinh doanh song thời gian dài bị ảnh hưởng của năm 2021, sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, đưa đất nước phục hồi, thích ứng và phát triển bền vững trong tương lai; thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021 – 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 – 2030 mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.
Bộ trưởng cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội để trình Quốc hội vào kỳ họp tới.
Đây là một vấn đề lớn, phức tạp, quan trọng của đất nước, tác động toàn diện tới nền kinh tế, đòi hỏi kết hợp giữa thực tiễn trong và ngoài nước, phù hợp với mục tiêu phát triển và khả năng thực hiện của đất nước nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong tiếp tục nhận được những ý kiến đề xuất sâu sắc tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện nội dung Chương trình, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và sớm phát huy hiệu quả trong cuộc sống.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn về giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh tình hình mới. Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Các vấn đề được đưa ra chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gồm: Giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh tình hình mới;
Các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh;
Công tác chuẩn bị đầu tư, việc phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2021;
Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và các dự án trọng điểm quốc gia;
Tiến độ thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển.
Các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Lê Văn Thành; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan đến nhóm vấn đề này.
Hoàn thành bao phủ vaccine là điều kiện tiên quyết để phục hồi, phát triển kinh tế
Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo gửi Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn.
Trong báo cáo về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tưcho biết, dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Dịch COVID-19 còn có thể kéo dài, thế giới có khả năng sẽ phải chấp nhận sống chung lâu dài với dịch bệnh. Quá trình phục hồi và tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo thấp hơn năm 2021.
Bên cạnh thuận lợi, đất nước vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Rủi ro lớn nhất vẫn là diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19; sức chống chịu và nguồn lực của nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút. Việc hoàn thành bao phủ vaccine cuối năm 2021, hoặc chậm nhất vào đầu năm 2022 là một trong những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ chậm phục hồi, tăng trưởng thấp nếu không sớm kiểm soát được dịch bệnh; trong khi đó thiên tai, biến đổi khí hậu là nguy cơ thường trực.
Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% trong năm 2022
Trên cơ sở dự báo, đánh giá tình hình, Chính phủ đã trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và báo cáo Quốc hội các nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, trong đó đã đề ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.
Theo đó, tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển triển kinh tế - xã hội. Triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID-19. Tiếp tục tiêm chủng vaccine cho nhân dân. Phát huy vai trò của mạng lưới y tế cơ sở, các đội phản ứng nhanh, tổ hỗ trợ điều trị COVID-19, tổ COVID-19 cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh.
Điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% trong năm 2022.
Đồng thời, thực hiện tốt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật, tập trung tháo gỡ khó khăn, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thực hiện thực chất, hiệu quả hơn cơ cấu lại nền kinh tế; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số.
Đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là về giao thông, năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu, hạ tầng thương mại và hạ tầng văn hóa, xã hội. Thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị, kinh tế đô thị, đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch. Quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam; chú trọng thực hiện chính sách người có công, bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao năng lực hệ thống y tế. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính đi đôi với tạo dựng môi trường đổi mới sáng tạo. Tập trung sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021-2026. Rà soát, hoàn thành kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy bên trong các cấp, các ngành; sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, góp phần củng cố vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong đó, tăng cường các hoạt động ngoại giao cấp cao, khai thác hiệu quả các khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các hiệp định thương mại tự do (FTA); tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao vaccine.
Nếu không có chính sách hỗ trợ kịp thời với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, nền kinh tế không thể sớm phục hồi và tăng trưởng. Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển KTXH là cấp thiết
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề cập đến các giải pháp dự kiến của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự hồi phục kinh tế thế giới phụ thuộc vào diễn biến của dịch COVID-19, tiến độ tiêm vaccine, phát triển thuốc đặc trị và phối hợp quốc tế, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về ổn định tài chính, tiền tệ, lạm phát, thiếu hụt nguồn cung và năng lượng, thiên tai, biến đổi khí hậu...
Trong nước, dịch bệnh ảnh hưởng cả trong ngắn, trung và dài hạn, tác động đến tất cả các khía cạnh y tế, an sinh xã hội, kinh tế, văn hóa… Nền kinh tế đối mặt với không ít rủi ro, thách thức về ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, lao động, việc làm, lạm phát, nguyên vật liệu đầu vào, an sinh, an ninh và trật tự xã hội…
Thời gian qua, với sự đồng hành của Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều chính sách, giải pháp nhằm nỗ lực huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn của dịch bệnh nhưng quy mô các chính sách hỗ trợ còn tương đối thấp, chủ yếu tác động về phía cung, chưa có giải pháp tổng thể cùng với nguồn lực mạnh mẽ hỗ trợ cho người dân, người lao động, doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi đồng bộ cả về phía cung và phía cầu của nền kinh tế.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nếu không có chính sách hỗ trợ kịp thời với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, nền kinh tế không thể sớm phục hồi và tăng trưởng. Từ đó, ảnh hưởng đến thực hiện các mục tiêu hằng năm, 5 năm, 10 năm, làm suy yếu thành quả, nỗ lực của cả đất nước sau hơn 35 năm “Đổi mới”, nguy cơ tụt hậu so với khu vực và thế giới.
Đến nay, dịch bệnh dần được kiểm soát. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 để chủ động chuyển sang phòng, chống, thích ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả dịch COVID-19, đưa đất nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể. Nghị quyết ngay lập tức có tác động tích cực đến người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.
Do vậy, việc xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại thời điểm hiện nay là hết sức phù hợp và cấp thiết, nhằm tập trung hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, sớm trở lại trạng thái bình thường mới, không lỡ nhịp xu thế phục hồi và phát triển của thế giới.
Căn cứ các Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, tháng 8 và tháng 9 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động, khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tham vấn các đối tác phát triển, hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế, khẩn trương xây dựng và hoàn thiện dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu của Chương trình bám sát quan điểm, định hướng của Đảng tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII), Nghị quyết số 16/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tập trung vào các giải pháp, chính sách hỗ trợ khắc phục khó khăn trong ngắn hạn của người dân, doanh nghiệp, phục hồi và củng cố nền tảng đồng thời tạo đà tăng trưởng kinh tế - xã hội trong tương lai.
Chương trình dự kiến để ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Giải pháp tổng thể mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Giải pháp về an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; Giải pháp về phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng chiến lược, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; Giải pháp về quản trị rủi ro gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn; Giải pháp về cải cách thể chế, cải cách hành chính, thủ tục hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
Hiện nay dự thảo Chương trình vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước dự kiến kinh phí, phương án huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực, bao gồm cả chính sách tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
Khu vực doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh luôn có vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đóng vai trò trọng yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và ban hành kịp thời nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Chính phủ đã có Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Nghị quyết số Nghị quyết gồm 59 nhiệm vụ, giải pháp chia thành 04 nhóm chính:
Một là, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
Hai là, đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng.
Ba là, hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Bốn là, tạo điều kiện thuận lợi về lao động, chuyên gia.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay, các giải pháp, nhiệm vụ đã và đang được các bộ, ngành và địa phương tích cực triển khai thực hiện và cơ bản hoàn thành theo đúng tiến độ được giao; được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao và kỳ vọng sẽ giúp tháo gỡ những vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.
Nghị quyết 128/NQ-CP sau khi được ban hành (11/10/2021 - 20/10/2021), số doanh nghiệp thành lập mới là 3.753 doanh nghiệp, chiếm đến 45,6% tổng số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng; tình hình doanh nghiệp thành lập mới tại những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh trong tháng 10/2021 cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ so với tháng 9/2021.
Cùng với đó, Chính phủ đã nhanh chóng thiết lập kênh thông tin để doanh nghiệp phản ánh khó khăn, vướng mắc. Hiện nay, Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và Tổ công tác về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư đang được triển khai tích cực nhằm kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp.
Tuy nhiên Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, mặc dù Chính phủ đã rất cố gắng, nỗ lực huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn của dịch bệnh nhưng quy mô các chính sách hỗ trợ còn tương đối thấp, chủ yếu tác động về phía cung, chưa thực sự hỗ trợ mạnh mẽ cho người dân, doanh nghiệp; chưa có giải pháp tổng thể cùng với nguồn lực để thúc đẩy phục hồi đồng bộ cả về phía cung và phía cầu của nền kinh tế. Do vậy, cần sớm ban hành và triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh COVID-19 để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, bắt kịp xu thế phục hồi và phát triển của thế giới.
Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải việc giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 chậm do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan đã tồn tại cố hữu từ lâu như: Công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu, thay đổi chính sách và quy định, năng lực chủ đầu tư, nhà thầu; việc tránh thanh toán vốn nhiều lần, chờ thanh một lần của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu; tính chất đặc thù của chi đầu tư, niên độ ngân sách nhà nước là 1 năm, giao kế hoạch vốn đầu năm, quyết toán cuối năm, nên kế hoạch thực hiện, thi công xây dựng các công trình, dự án cũng phụ thuộc vào kế hoạch vốn,…
Bên cạnh những nguyên nhân cố hữu nêu trên, năm 2021 là năm chuyển tiếp giữa hai nhiệm kỳ và kiện toàn tổ chức, nhân sự gắn với đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; năm đầu tiên của một chu kỳ kế hoạch mới, với ưu tiên đầu tư công tập trung chủ yếu vào công tác chuẩn bị cho giai đoạn 5 năm tới.
Theo đó, những tháng đầu năm 2021 chủ yếu là kiện toàn nhân sự chủ chốt và thực hiện các bước chuyển tiếp của giai đoạn trước. Đối với các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025 tập trung triển khai công tác chuẩn bị đầu tư những tháng đầu năm và chỉ triển khai thực hiện sau khi được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Năm 2021 cũng là năm rất đặc biệt bởi chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam phải dồn tâm sức và nguồn lực cho công tác phòng, chống đại dịch như vậy và cũng chưa bao giờ nhiều tỉnh, thành, địa phương phải thực hiện các biện pháp giãn cách, hạn chế tiếp xúc như năm nay.
Chính phủ đã xác định rất rõ, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công năm 2021 cần phải tập trung vào việc kiểm soát dịch bệnh để sớm phục hồi và triển khai các hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh bình thường, trong đó có đầu tư công; sớm điều chỉnh các quy định pháp lý, giảm thủ tục hành chính quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã hành động quyết liệt, thể hiện trong các Nghị quyết của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt Chính phủ ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức các hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đôn đốc thúc đẩy đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 để nhận diện, đánh giá những vướng mắc, nút thắt, chỉ ra một số nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, trong đó tập trung vào các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan liên quan về thể chế, chính sách, quy trình, thủ tục về đầu tư công, quản lý tài chính, công tác tổ chức thực hiện ở các cấp… Trên cơ sở đó, đã đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Để xử lý tồn tại, hạn chế trong giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung quyết liệt triển khai các giải pháp: Nâng cao công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề xuất bố trí vốn sát với khả năng thực hiện, khả năng giải ngân.
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phát huy vai trò người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp công tác giải ngân vốn. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải coi việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, kết quả giải ngân là căn cứ đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ.
Rà soát, kịp thời phát hiện vướng mắc, đặc biệt là những vướng mắc về cơ chế, chính sách để kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền hoặc xử lý theo thẩm quyền được giao.
Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện dự án ở cấp cơ quan chủ quản, chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án, bảo đảmđội ngũ cán bộ quản lý dự án có năng lực, trình độ chuyên môn cao. Thực hiện nghiêm việc đánh giá cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị liên quan trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; xử lý nghiêm minh các trường hợp cố tình làm chậm, gây khó khăn, nhũng nhiễu, vi phạm quy định, lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí về đầu tư công./.