Cảnh báo tình trạng lạm dụng Paracetamol như thần dược chữa COVID-19

ANH ĐÀO| 10/10/2021 15:33

Nhiều đơn thuốc chữa COVID-19 được lan truyền trên mạng chứa Paracetamol được quảng cáo như thần dược chữa bách bệnh.

z2833870922574_ff237e17a1a09013f09baf2df95de783.jpg
việc lạm dụng Paracetamol có thể dẫn đến tổn thương phủ tạng thậm chí nguy hiểm tính mạng - Ảnh: ANH ĐÀO

Các bác sĩ cảnh báo rằng, việc lạm dụng Paracetamol có thể dẫn đến tổn thương phủ tạng thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Có thể gây ngộ độc

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Kiến An (Hải Phòng), cho biết khi chăm sóc qua điện thoại cho các bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM, đã từng liên hệ với một vài bệnh nhân trong tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, vàng da, vàng mắt, đau bụng nhiều...

Người nhà bệnh nhân cho biết cha mẹ họ là F0, sốt nên đã tự dùng thuốc paracetamol theo như hướng dẫn trên mạng. Hằng ngày người bệnh uống 4-6 viên loại 500mg, uống liên tục 14 ngày. Trong khi đó, liều paracetamol tối đa khuyến cáo với người lớn chỉ là 4 viên loại 500mg mỗi ngày, và không được uống quá 10 ngày.

Ngày 21/7, Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo về tình trạng trên mạng xã hội xuất hiện các hướng dẫn không rõ nguồn gốc về cách tự chữa bệnh COVID-19 tại nhà. Đáng chú ý, trong một hướng dẫn, liều paracetamol khuyên sử dụng là liều tối đa, rất dễ có nguy cơ quá liều và gây ngộ độc.

Theo Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), trước tình hình dịch COVID-19 đang gia tăng số lượng người bệnh cùng với các biểu hiện đau hoặc sốt cao do các nguyên nhân khác tại gia đình cần được chữa ban đầu, nhu cầu sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt tăng lên.

Trên thực tế, các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, nhất là thuốc nhập ngoại như Tylenol, đang được nhiều người tìm mua, giá còn tăng gấp mấy lần do nhu cầu tăng đột biến. Trong đó, phần lớn mua với mục đích tích trữ, sử dụng để tự chữa các biểu hiện của bệnh COVID-19 theo hướng dẫn trên mạng xã hội.

Tổn thương gan cấp tính

f0-ngo-doc-paracetamol-9052-1629625267.jpeg
Bệnh nhân có biểu hiện vàng da do lạm dụng Paracetamol quá mức - Ảnh: Bác sĩ Dũng

Bác sĩ Vũ Sơn Giang – Khoa Hồi sức Tích cực – Bệnh viện Quân y 175 - cho biết trước tình hình dịch bệnh diễn tiến phức tạp như hiện nay, trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin sử dụng Tylenol (một tên gọi khác của chế phẩm từ hoạt chất Paracetamol) như một thần dược chữa COVID-19, giá của Tylenol đang được đẩy cao gấp nhiều lần so với giá trị thực trên một số trang mạng xã hội quảng cáo hàng xách tay.

Tuy nhiên, việc lạm dụng pacacetamol hay Tylenol quá liều có thể dẫn đến tổn thương gan cấp tính.

Paracetamol là một trong những loại thuốc giảm đau và hạ sốt phổ biến nhất và được sử dụng phổ biến nhất trên khắp thế giới, được bán không cần đơn, cả ở dạng đơn thành phần và đa thành phần.

Paracetamol là thuốc được dung nạp tốt và ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, tuy nhiên, mặc dù vậy, hàng năm, số trường hợp đăng ký ngộ độc gan do paracetamol ngày càng tăng đều đặn trên toàn thế giới.

Paracetamol không phải là thuốc chữa bách bệnh không có tác dụng phụ, và thực sự, đặc biệt là khi được dùng thường xuyên và với liều lượng lớn (> 4 g / ngày), có nguy cơ bị các phản ứng phụ nghiêm trọng.

Đơn trị liệu paracetamol có hiệu quả tốt, được đa số bệnh nhân dung nạp tốt và an toàn, với điều kiện là dùng thuốc ở liều điều trị. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng việc lạm dụng hoặc sử dụng paracetamol ngay cả ở liều điều trị trong một số tình huống như giảm béo không đúng cách, hút thuốc, lạm dụng rượu hoặc uống các loại thuốc khác có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng hoặc tử vong.

Vì vậy, điều rất quan trọng là bệnh nhân phải được bác sĩ hoặc dược sĩ cảnh báo về nguy cơ liên quan đến việc nuốt phải và ngang bằng với việc lạm dụng thuốc này.

Theo bác sĩ Dũng với người lớn khi dùng Paracetamol uống một liều 10-15mg/kg cân nặng. Ví dụ người 50 kg, có thể uống một viên đến 1,5 viên 500mg. Tốt nhất chỉ nên dùng liều 10mg/kg, vì F0 sốt do COVID-19 thường sốt kéo dài 5-7 ngày, uống liều thấp để hạn chế độc tính của thuốc.

Nếu đã uống thuốc mà vẫn sốt cao trên 38,5 độ C, phải tìm mọi cách để hạ nhiệt độ, cùng với thuốc, như dán miếng dán hạ sốt, lau - chườm trán, ngực, nách, tay, chân... bằng khăn ấm. Bác sĩ lưu ý không được dùng khăn lạnh để chườm vì sẽ làm co mạch, làm nhiệt độ cơ thể khó thoát, khó hạ hơn.

Sau ít nhất 6 giờ nếu nhiệt độ vẫn trên 38,5 độ C mới được uống tiếp liều thứ hai. Một ngày tốt nhất không nên uống quá 2.000 mg (tương đương 4 viên 500 mg), đối với bệnh nhân trung bình nặng 50 kg.

Trường hợp sốt quá cao (trên 39,5 độ C) đã uống liều 10 mg/kg cân nặng, kèm lau chườm... mà không hạ được nhiệt độ, người bệnh có thể dùng đến liều tối đa 15 mg/kg cân nặng. Khoảng cách giữa hai liều này bắt buộc phải là 8 giờ.

Với trẻ em cũng tính liều như người lớn, 10-15 mg/kg cân nặng. Thuốc của trẻ thường là loại bột pha với nước, đóng gói 80 mg, 150 mg, 250 mg. Phụ huynh tính cân nặng của trẻ rồi pha thuốc với khoảng 30 ml nước ấm cho trẻ uống.

Nếu trẻ không thể uống được, có thể dùng viên thuốc đặt hậu môn. Mỗi lần dùng thuốc cho trẻ cũng phải cách nhau tối thiểu 5-6 giờ. Lưu ý, chỉ đặt hậu môn khi trẻ không thể uống được, bị nôn trớ... vì đặt hậu môn nhiều có thể gây rối loạn bài tiết phân. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Khi trẻ sốt dưới 38,5 độ C, phụ huynh chỉ chườm, lau cơ thể bé bằng khăn ấm, không dùng thuốc hạ sốt.

Ngoài thuốc, khi bị sốt, người bệnh nên uống bù nước, bổ sung vitamin 3B, C, kẽm... ăn uống đủ chất, nhiều rau củ quả; nghỉ ngơi điều độ, tập luyện nhẹ nhàng, hạn chế vận động quá sức...

    Bài liên quan
    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    Cảnh báo tình trạng lạm dụng Paracetamol như thần dược chữa COVID-19
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO