Thông thường kết quả khám các bác sĩ, chuyên gia thường khuyên cho trẻ can thiệp 1-1 để trẻ tiến bộ tốt nhất. Ảnh: sưu tầm
Can thiệp sớm là chương trình giáo dục và trị liệu sớm dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Điển hình là các trẻ gặp các khuyết tật, rối loạn phát triển như trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói, trẻ tăng động giảm chú ý, chậm phát triển ngôn ngữ và trí tuệ. Can thiệp sớm cho trẻ nên diễn ra càng sớm càng tốt sau khi xác định được nhu cầu của trẻ.
Thông thường, các trẻ em cần can thiệp sớm bao gồm:
- Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ
- Can thiệp sớm trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ
- Can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
- Can thiệp sớm cho trẻ tăng động giảm chú ý
- Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật phát triển.
Ý nghĩa, mục tiêu của can thiệp sớm
Mục tiêu của can thiệp sớm là giúp trẻ phát triển tối đa tiềm năng của trẻ để tương tác giao tiếp, nâng cao chất lượng cuộc sống và hòa nhập tốt vào cộng đồng. Đặc biệt là đối với các trẻ rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, tăng động giảm chú ý, khuyết tật phát triển.
Mục tiêu của việc học can thiệp giúp trẻ phát triển tối đa tiềm năng của trẻ trong 5 lĩnh vực chính sau:
- Ngôn ngữ và giao tiếp
- Kỹ năng xã hội và tương tác
- Khả năng học tập và nâng cao trí tuệ
- Tự chăm sóc bản thân
- Kỹ năng vận động tinh, vận động thô
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng ý nghĩa của can thiệp sớm mang lại hiệu quả tích cực cho trẻ có nhu cầu đặc biệt, trẻ khuyết tật. Trẻ được can thiệp từ nhỏ có khả năng hòa nhập vào trường học gấp 5 lần so với trẻ không được hỗ trợ.
Vai trò của can thiệp sớm là gì?
Vai trò can thiệp sớm mang lại nhiều lợi ích cho trẻ có nhu cầu đặc biệt như:
- Tăng cường khả năng giao tiếp, ngôn ngữ của trẻ
- Giảm nhẹ các hành vi, cảm xúc xấu bằng hành vi, cảm xúc tích cực
- Cải thiện khả năng hòa nhập xã hội
- Nâng cao chất lượng cuộc sống về lâu dài cho trẻ.
Vai trò của can thiệp sớm là không chỉ mang lại cho trẻ sự khởi đầu tốt nhất có thể mà còn là cơ hội tốt nhất để phát triển hết tiềm năng của trẻ. Trẻ được hỗ trợ càng sớm thì cơ hội học tập và tiến bộ càng cao.
Trên thực tế, các nghiên cứu chuyên gia gần đây đề xuất bắt đầu can thiệp hành vi, ngôn ngữ và phát triển tích hợp ngay khi trẻ được chẩn đoán hoặc nghi ngờ về rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ. Thông thường kết quả khám các bác sĩ, chuyên gia thường khuyên cho trẻ can thiệp 1-1 để trẻ tiến bộ tốt nhất.
Giảm nhẹ các hành vi, cảm xúc xấu bằng hành vi, cảm xúc tích cực cho các con. Ảnh: sưu tầm.
Thời gian vàng can thiệp sớm cho trẻ
Thời gian vàng can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ và trí tuệ là từ 2 hoặc 3 tuổi, chậm hơn là trong độ tuổi mẫu giáo. Trong giai đoạn này, bộ não của trẻ nhỏ vẫn đang hình thành, có nghĩa là nó “linh hoạt” hơn hoặc dễ thay đổi hơn so với ở lứa tuổi lớn hơn. Do vậy các phương pháp điều trị có nhiều cơ hội hiệu quả hơn trong thời gian dài hơn.
Các trường hợp phát hiện muộn sau 3 tuổi, thì can thiệp vẫn là phương pháp tốt về phát triển cho trẻ nhưng hiệu quả sẽ giảm hơn so với thời gian vàng để can thiệp sớm. Các dấu hiệu trẻ cần can thiệp sớm cha mẹ nên theo dõi để phát hiện sớm:
- Chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ
- Khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội
- Khó khăn trong ăn uống, tự chăm sóc bản thân
- Khó khăn trong vận động
- Khó khăn trong học tập, giảm tập trung, chú ý
Các liệu pháp can thiệp trẻ em
Có nhiều phương pháp can thiệp sớm khác nhau, phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng trẻ. Một số loại can thiệp sớm phổ biến bao gồm:
- Trị liệu ngôn ngữ: giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp và ngôn ngữ, lời nói
- Trị liệu vật lý: giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động thô và vận động tinh
- Phát triển kỹ năng: giúp trẻ phát triển các kỹ năng tự chăm sóc bản thân và các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày
- Tư vấn tâm lý: giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và giải quyết vấn đề
- Giáo dục đặc biệt: giúp trẻ phát triển các kỹ năng học tập và trí tuệ
Trẻ em thường cần sự kết hợp của các liệu pháp để phát triển tổng thể. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau, trẻ em thường cần các liệu pháp hoặc kết hợp trị liệu khác nhau.
Tiêu chí để quyết định lựa chọn phương pháp can thiệp
Phải có nghiên cứu và kết quả rõ ràng, được công bố một cách chính thức, được nhận định, biết đến của giới chuyên môn.
Phương pháp đó phải đáp ứng được nhu cầu và giá trị của cha mẹ, người chăm sóc và bản thân trẻ em rối loạn phổ tự kỷ.
Cho đến nay, hoạt động can thiệp sớm cho trẻ có nhu cầu đặc biệt nói chung và những trẻ có rối loạn trong phát triển nói riêng đã được triển khai nhân rộng ở nhiều địa phương trong cả nước với nhiều mô hình và chỉ số khác nhau gồm:
Mô hình can thiệp sớm tại cộng đồng, tại nhà: Ưu điểm của mô hình này là can thiệp sớm được thực hiện trong môi trường quen thuộc bởi chính cha mẹ - những giáo viên đầu tiên của trẻ. Cha mẹ và người thân của trẻ tham gia vào quá trình can thiệp sớm một cách tự nhiên dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia. Can thiệp sớm theo mô hình này dễ được duy trì đồng thời tiết kiệm được kinh phí, sức lực và giảm thiểu những phiền toái khác cho trẻ và gia đình. Mô hình này rất phù hợp cho những gia đình ở xa trung tâm can thiệp sớm. Tuy nhiên can thiệp sớm tại nhà cũng có một số nhược điểm như: sự thiếu kiên định của phụ huynh trong việc thực hiện kế hoạch can thiệp sớm, sự thiếu cởi mở và chia sẻ của phụ huynh do mặc cảm tự đổ lỗi, thiếu niềm tin hay các vấn đề về phong tục, tập quán địa phương.
Mô hình can thiệp sớm tại trường mầm non hoà nhập: ở mô hình này, các dịch vụ can thiệp sớm sẽ được giáo viên và chuyên gia tiến hành ngay tại trường mầm non, nơi trẻ đang tham gia học hoà nhập.
Mô hình can thiệp sớm tại các Trung tâm/bệnh viện: mô hình này hiện đang được áp dụng khá rộng rãi và phổ biến ở các thành phố lớn. Theo mô hình này, dịch vụ được cung cấp cho trẻ, cho cha mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình tại Trung tâm Can thiệp sớm.
Học hành nghiêm túc thì luôn khác biệt. Ảnh Trung tâm Can thiệp sớm Sunshine
Không phải chương trình can thiệp nào cũng hiệu quả. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phối hợp các tiêu chí của một chương trình thật tốt dựa trên nguồn lực hiện tại để lựa chọn tiêu chí cho mỗi chương trình triển khai tại Việt Nam trong tương lai, cộng đồng được cung cấp dịch vụ được xác định rõ ràng, và kết quả mong đợi cuối cùng của chương trình cần được thể hiện rõ từ đầu.
Mô hình can thiệp sớm Denver - ESDM
Mô hình can thiệp sớm Denver (ESDM) được phát triển bởi Geraldine Dawson và Sally Rogers - Nhà tâm lý học đến từ Đại học California. Đây là mô hình can thiệp sớm thực chứng cho trẻ tự kỷ dưới 3 tuổi. ESDM dựa trên cách tiếp cận trải nghiệm thông qua chơi kết hợp với hướng tiếp cận theo hành vi và phát triển.
Mô hình can thiệp sớm Denver (ESDM) là một hướng tiếp cận can thiệp sớm toàn diện cho trẻ nhỏ có rối loạn phổ tự kỷ 12 đến 36 tháng tuổi và tiếp nối cho đến giai đoạn 48 đến 60 tháng. Trên thực tế, phiên bản ban đầu của ESDM dành cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mẫu giáo từ 24-60 tháng tuổi. Theo thời gian, mô hình ESDM đã được tinh chỉnh, thích nghi và mở rộng về độ tuổi. ESDM sử dụng nền tảng lý thuyết về cách phát triển điển hình của trẻ nhỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho một lộ trình phát triển tương đương cho những trẻ sơ sinh có nghi ngờ tự kỷ.
Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ ở đâu?
Trung tâm Can thiệp sớm Sunshine
Địa chỉ: 110 Đường 40, KDC Tân Qui Đông, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM
Hotline/ Zalo: 0934 567 244.