Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích

10/06/2022 08:49

Trường THPT Marie Curie (thành lập năm 1918) là ngôi trường lớn nổi tiếng với bề dày lịch sử và văn hóa. Năm 2015, trường được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh của TPHCM.

Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích - 1

Cổng chính Trường THPT Marie Curie nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phường Võ Thị Sáu, quận 3). Ngôi trường được đặt theo tên của nhà vật lý, hóa học người Ba Lan - Pháp (Marie Curie), người phụ nữ từng nhận hai giải Nobel.

Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích - 2

Trường THPT Marie Curie có diện tích 20.700m2, từng được biết đến là ngôi trường trung học bán công lớn nhất nước với hơn 5.000 học sinh theo học mỗi năm. Đến năm 2007, trường được đổi lại thành trường THPT công lập, giảm tiếp nhận học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục.

Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích - 3

Cổng trường và phần mái ngói liền kề vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu theo phong cách Pháp, xen lẫn lối trang trí mang hơi hướng truyền thống Á Đông.

Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích - 4

Hành lang các dãy phòng học được thiết kế kiểu mái vòm, tông màu đỏ, vàng và trắng là màu chủ đạo. Kiến trúc mang đậm dấu ấn của Pháp.

Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích - 5

Không gian dãy hành lang của trường.

Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích - 6

Tượng chân dung nhà vật lý học, hóa học Marie Curie đặt trong khuôn viên trường.

Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích - 7
Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích - 8
Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích - 9

Trường THPT Marie Curie hiện còn nhiều cây xanh cổ thụ, trong đó có 10 cây xà cừ trên 100 tuổi được trồng từ những ngày đầu trường thành lập.

Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích - 10

Một chiếc bàn học từ thập niên 1950 vẫn được lưu giữ tại trường.

Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích - 11

Cầu thang gỗ hơn 100 năm tuổi hiện vẫn được sử dụng.

Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích - 12

Bồn nước trên 100 năm tuổi vẫn hiện hữu trong khuôn viên trường.

Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích - 13

Phòng truyền thống vẫn còn lưu giữ khá nhiều hình ảnh về lịch sử hình thành, phát triển của trường.

Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích - 14

Một số hình ảnh học sinh trước năm 1975 được lưu giữ tại nhà truyền thống của trường. Khi mới hình thành, trường THPT Marie Curie chỉ là nơi giành riêng cho các nữ sinh trung học người Pháp và số ít các con em người Việt.

Những năm về sau, trường tiếp nhận thêm nam sinh. Sau năm 1975, trường được chính quyền TPHCM tiếp quản và duy trì giảng dạy cho đến ngày nay.

Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích - 15

Trường THPT Marie Curie hiện có 8 dãy phòng học được chia thành nhiều khu. Trong đó có một số dãy được xây mới sau năm 1975, tuy nhiên vẫn tuân theo lối kiến trúc ban đầu. Khuôn viên trường rợp bóng cây xanh.

Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích - 16

Phòng, bàn ghế được chỉnh trang khá thường xuyên, cơ sở vật chất đáp ứng khá tốt việc dạy và học.

Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích - 17

Nữ sinh trường THPT Marie Curie.

Với bề dày lịch sử, văn hóa cùng với lối kiến trúc độc đáo, năm 2015 trường được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh của thành phố. Đây là lần đầu tiên một ngôi trường được công nhận di tích tại TPHCM.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Cận cảnh ngôi trường hơn 100 năm tuổi tại TPHCM từng được công nhận di tích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO