Các 'ông lớn' đua nhau cạnh tranh Ngân hàng 0 đồng, người dùng hưởng lợi nhiều hơn

VÕ THANH BÌNH| 28/12/2021 10:04

Tín hiệu tham gia 'ngân hàng 0 đồng' từ các ông lớn hứa hẹn một cục diện cạnh tranh bình đẳng hơn khi người dùng được xem là trọng tâm hưởng lợi.

Ngân hàng 0 đồng không còn là cuộc chiến của nhà băng thương mại cổ phần

Ở lĩnh vực khách hàng cá nhân, nếu như trước đây, Techcombank được xem là ngân hàng đi đầu của cuộc chiến chuyển tiền ngoại mạng 0 đồng thì nay, sự độc quyền này không còn nữa.

Theo sau Techcombank, hiện thị trường đã có rất nhiều nhà băng miễn phí chuyển tiền cho người dùng như VIB, NCB, MB... với hàng loạt ưu đãi cho người dùng.

ngan-hang-0-dong-dua-canh-tranh-manh-tu-cac-ong-lon-nguoi-dung-huong-loi-nhieu-hon-2.jpg
Ngân hàng 0 đồng hiện đang được hơn 30 nhà băng áp dụng, nhất là chuyển khoản.

Thậm chí, 'ngân hàng 0 đồng' còn được nhiều nhà băng hỗ trợ tốt hơn cho việc miễn phí gần như toàn bộ, từ phí quản lý tài khoản, phí duy trì hàng tháng, phí SMS..., giúp người dùng tiết kiệm nhiều hơn cho việc sử dụng của mình.

Ở mảng khách hàng doanh nghiệp, Techcombank và MB hiện được xem là hai ngân hàng tiếp tục miễn phí nhiều dịch vụ cho cơ quan, tổ chức, công ty.

Tiện ích này còn được nhân đôi khi tiền ký quỹ cho việc sử dụng dịch vụ cũng được miễn phí thay cho trước đây dao động từ vài triệu đồng cho khoản nộp ban đầu.

Đáng lưu ý, với tài khoản tổ chức, công ty, khách hàng doanh nghiệp còn được cung cấp cả tính năng chuyển tiền qua internet miễn phí, kèm OTP qua ứng dụng. Đây được xem là điểm mạnh mà các ngân hàng cung cấp cho khách hàng với nhiều tiện ích.

ngan-hang-0-dong-dua-canh-tranh-manh-tu-cac-ong-lon-nguoi-dung-huong-loi-nhieu-hon-1.jpg
Techcombank được xem là ngân hàng tiên phong cho việc 0 đồng dịch vụ cho khách hàng.

Một công ty có trụ sở tại Quận 1, TP.HCM cho biết, dù khoản phí chuyển tiền không quá 20.000 đồng/lần, nhưng với gần 100 giao dịch/tháng, con số này là không hề nhỏ cho việc tiết kiệm nhiều hơn trong mùa dịch.

Đáng lưu ý, theo thống kê từ các tổ chức thanh toán, việc các ngân hàng áp dụng chính sách 0 đồng đã giúp tăng lượng người dùng hiệu quả, đây cũng là một thế mạnh cho việc có thêm khách hàng trung thành.

Ngân hàng 0 đồng thêm cạnh tranh từ 2022


Nếu như trước đây, các nhà băng top 1 chỉ áp dụng chính sách ngân hàng 0 đồng với những điều kiện cụ thể thì nay, chính sách này đang dần được thay đổi từ 2022.

Theo Vietcombank, từ 1/1/2022, chính sách ngân hàng 0 đồng sẽ không còn quy định 4 gói tài khoản với số dư bình quân như trước mà sẽ miễn phí không cần điều kiện cho việc chuyển tiền liên ngân hàng.

Đáng lưu ý trong chính sách mới này, Vietcombank cũng miễn phí luôn chuyển tiền nhận tiền mặt tại quầy, đây được xem là một thế mạnh so với các nhà băng thương mại cổ phần đang áp dụng.

Đánh giá về chính sách mới, người dùng tên Vũ (Bình Tân, TP.HCM) cho biết đã mở hơn rất nhiều so với duy trì số dư bình quân tối thiểu như trước.

ngan-hang-0-dong-dua-canh-tranh-manh-tu-cac-ong-lon-nguoi-dung-huong-loi-nhieu-hon.jpg
Vietcombank triển khai chính sách chuyển khoản miễn phí từ 1/1/2022.

"Tuy nhiên, việc miễn phí này nếu nhìn sơ qua người dùng cũng sẽ mất phí khi Vietcombank tăng phí tin nhắn quá cao. Cụ thể, cước quy định 10.000 đồng/cho dưới 20 tin nhắn và lên đến 70.000 đồng cho 100 tin nhắn trở lên, tính ra sẽ tiện cho người chuyển nhiều và thiệt cho người chuyển ít", anh phân tích.

Theo nhân viên một ngân hàng, việc áp dụng miễn phí không điều kiện đã giúp ngân hàng gia tăng đáng kể lượng khách hàng, đây cũng là điểm cốt lõi cho việc có thêm nguồn tiền để có thể duy trì và phát triển nhiều hơn, nhất là lĩnh vực tín dụng.

Tín hiệu miễn phí ngân hàng 0 đồng của nhà băng lớn cũng được xem bước đi tiếp theo nhằm thu hút nguồn tiền gửi không kỳ hạn (CASA) trong bối cảnh nhiều ngân hàng cạnh tranh mạnh mẽ phân khúc này.

Đến thời điểm hiện tại, cuộc đua miễn phí dịch vụ đối với các giao dịch qua kênh online đã được nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đẩy mạnh thời gian qua. Đồng hành cùng chính sách này, mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn đang được các ngân hàng áp dụng phổ biến từ 0,1% - 0,3%/năm và theo quy định không vượt quá 1%/năm.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Các 'ông lớn' đua nhau cạnh tranh Ngân hàng 0 đồng, người dùng hưởng lợi nhiều hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO