Các món ăn từ khoai sọ tăng sức đề kháng, ngừa ung thư, tim mạch

Phương Linh| 08/03/2022 10:15

Chất sơ, hàm lượng vitamin trong khoai sọ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư ruột, đại tràng và tăng chất đề kháng, giảm lão hóa và làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

Khoai sọ là cây mọc dại hoặc được trồng ở các vùng nông thôn để lấy củ ăn. Theo BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ - Trưởng đơn vị điều trị ban ngày cơ sở 3, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, các bộ phận của khoai sọ đều ăn được. Trong đó, củ có giá trị dinh dưỡng gấp 1,5 lần khoai tây.

Củ nấu với cá quả, cá diếc có tác dụng điều hòa nội tạng, hạ khí đầy, giúp cơ thể nhanh hồi phục khi mệt và sau khi bị bệnh. Khoai sọ nấu với rau rút, cua đồng giúp dễ ngủ, bớt mệt mỏi.

Ngoài ra, củ khoai thái nhỏ, nấu sôi, lấy nước tắm chữa mẩn ngứa. Với những trẻ bị chốc đầu, chảy nước mủ, dùng củ khoai sọ giã nát đắp rất tốt.

khoai-so-11.jpg
Bác sĩ Vũ cho biết, khoai sọ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giúp ngừa nhiều bệnh.

Đối với phụ nữ mang thai, dùng khoảng 20-30g lá khoai sọ sắc uống hoặc phối hợp các vị khác chữa tâm phiền, thai động không yên. Bẹ lá dùng nấu giấm với cá, ốc, thịt hoặc dùng để muối dưa ăn. Dùng lá loại cây này có thể giã tươi đắp chữa rắn cắn, ong đốt hay mụn nhọt.

Bác sĩ Vũ cho biết, trong khoai sọ có chứa một lượng Kali khá lớn, giúp kiểm soát mức huyết áp và làm hạn chế nguy cơ bị cao huyết áp. Chất xơ dồi dào trong khoai giúp nhuận tràng, thải cặn bã ra khỏi cơ thể nhanh chóng, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột, đại tràng và làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

Hàm lượng vitamin C, B6 dồi dào trong khoai giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lão hóa. Trong khoai còn chứa omega 3 và omega 6 tốt cho tim mạch, phòng tránh nhiều bệnh khác.

Theo bác sĩ Vũ, khoai sọ có thể chế biến được nhiều món ăn, kết hợp được với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Các món ăn từ khoai sọ vừa dinh dưỡng vừa giúp chữa bệnh.

khoai-so.jpg
Khoai sọ có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau.

Cháo khoai sọ

Dùng 200g khoai sọ, 50g củ mài, 50 gạo tẻ nấu cháo ăn hằng ngày chữa đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát.

Canh khoai sọ

Dùng 100g khoai sọ, 50g thịt heo nạc nấu canh ăn trong các bữa cơm sẽ tốt cho dạ dày,chống mệt mọi, đặc biệt rất tốt cho sơ thể suy nhược, phiền khát sau khi bị bệnh.

Dùng 200g cua đông, 60g khoai sọ, một bớ rau rút nấu canh ăn rất tốt cho người tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ.

Dùng 300g khoai sọ, 100g đậu ngự, dầu ăn, gia vị vừa đủ nấu canh khoai sọ đậu ngự giúp chữa suy nhươc cơ thể, suy nhược thần kinh, người mới ốm dậy. “Ăn thường xuyên món này rất tốt cho não và cải thiện chứng suy nhược trí nhớ”, bác sĩ Vũ chia sẻ.

Dùng 60g khoai sọ, xương cẳng hoặc xương sống heo (lợn) 100g nấu chín ăn hai ngày/lần giúp trừ phong thấp, nổi ban dị ứng, đau nhức chân tay.

Chè khoai sọ táo tàu

Dùng khoai sọ 250g (gọt vỏ thái thành miếng nhỏ), táo tàu 50g, đường đỏ 50g sơ chế sạch, sau đó nấu nhỏ lửa thành món chè, chia 3 - 4 lần ăn trong ngày. Món ăn này giúp cơ thể nhanh phục hồi khi bị bệnh và bổ sung nước cho cơ thể.

Bác sĩ Vũ khuyến cáo, khoai sọ mọc dại thường có màu tím, ăn sẽ không tốt cho sức khỏe. Khoai sọ trồng có bột màu trắng dính, vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hoà nội tạng, hạ khí đầy, bổ hư tổn. Lá, bẹ và hoa của cây có vị cay, tính bình. Do đó, tốt nhất, chung ta nên ăn loại khoai được trồng và chăm sóc trong vườn để tránh các rủi ro.

Bài liên quan
  • Trái cây nào tốt cho phổi
    Có một số loại trái cây nên thường xuyên ăn để tốt cho phổi. Những trái cây có nhiều, dễ mua. Nhiều người sẽ bất ngờ khi biết về những loại này.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Các món ăn từ khoai sọ tăng sức đề kháng, ngừa ung thư, tim mạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO