Trong bức ảnh đầu tiên, bà mẹ có vẻ sang trọng dẫn con gái đi ăn lẩu nhưng không gọi thức ăn như thông thường mà gọi nước dùng, sau đó thêm một suất cơm 5 tệ (khoảng 17 ngàn đồng), hai quả trứng sống 4 tệ (khoảng 14 ngàn đồng), và đơn hàng đã… kết thúc.
Bà mẹ có vẻ rất sang trọng dẫn con gái đi ăn lẩu nhưng không gọi thức ăn như thông thường.
Họ lấy rất nhiều đồ ăn miễn phí. Ăn no nê, cộng thêm phí gia vị tự phục vụ, tổng cộng hai mẹ con chi trả chỉ là 27 tệ (khoảng 90 ngàn đồng). Trong khi ở cửa hàng lẩu này, trung bình một người ăn ở đây ít nhất phải chi trả số tiền tương đương 300, 400 ngàn đồng trở lên.
Ăn no nê, cộng thêm phí gia vị tự phục vụ, tổng cộng hai mẹ con chi trả chỉ là 27 tệ (khoảng 90 ngàn đồng).
Cách "dạy" con ăn tiết kiệm của người mẹ đã gây ra tranh cãi dữ dội. Bên cạnh ý kiến cho rằng hai mẹ con không làm gì vi phạm quy định thì hầu hết cư dân mạng đều nhận xét người mẹ này đã làm tấm gương xấu cho con mình. Nếu cha mẹ thường "lợi dụng" trước mặt con cái và tự hào về điều đó, thì con cái sẽ tự quy định hành vi này như một quy tắc ứng xử của chính mình.
Bà mẹ thứ hai thì hoàn toàn khác, chị đưa con đi mua thức ăn nhưng khi đi ngang qua một quầy bán đồ ăn vặt, đứa bé nhất định đòi mẹ mua cho bằng được. Không muốn đứa trẻ no bụng bỏ cơm tối, bà mẹ nhất định kéo con đi. Lúc này, chủ quầy hàng bước ra, cầm một số đồ ăn đưa cho cháu nhỏ, nói với người mẹ rằng cứ để bé ăn, không cần phải trả tiền.
Chủ quầy hàng ăn vặt bước ra, cầm một số đồ ăn vặt đưa vào tay cháu nhỏ, nói với người mẹ rằng cứ cho con ăn, không cần phải trả tiền.
Ngoài việc cảm ơn, người mẹ nhanh chóng lấy ra 5 nhân dân tệ (khoảng 17 ngàn đồng) và nhất định dúi vào tay người bán hàng. Cách làm này của bà mẹ đã được nhiều người đánh giá cao.
Sự "khôn khéo" bề ngoài có thể tiết kiệm được tiền bạc, nhưng đó là sự mất mát không thể cứu vãn
Bạn đã bao giờ nhìn thấy cảnh này trong tàu điện ngầm chưa? Các bậc cha mẹ đưa con nhỏ của họ đi tàu điện ngầm, và trong khi nhân viên không chú ý, họ để trẻ đi qua cửa quay để cùng nhau vào ga. Trước quầy nếm thử miễn phí ở siêu thị dẫn bọn trẻ ăn không ngừng; nhìn thấy những cuộn giấy được đặt trong phòng vệ sinh, nhét vào túi và mang về nhà; đưa bọn trẻ đi chơi, tìm mọi cách để không mua vé cho bọn trẻ...
Thực ra, làm người, không tham lam hay chiếm đoạt, là loại tu dưỡng cơ bản nhất của một người biết đối nhân xử thế. Điều đó càng quan trọng hơn đối với các em còn nhỏ chưa hòa nhập với xã hội. Thật không may, nhiều bậc cha mẹ không quan tâm đến nó.
Cha mẹ là đối tượng trẻ bắt chước trực tiếp nhất trong quá trình lớn lên. (Ảnh minh họa)
Nhà xã hội học Bandura cho rằng hành vi xã hội của trẻ em chủ yếu được thực hiện bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của những nhân vật quan trọng trong cuộc sống thực. Và cha mẹ là đối tượng chúng bắt chước trực tiếp nhất trong quá trình lớn lên.
Vì vậy, cha mẹ không được xem nhẹ, mọi động thái của bạn sẽ ảnh hưởng đến tính cách và tương lai của trẻ. Sự "khôn khéo" như vậy bề ngoài có thể tiết kiệm được tiền bạc, nhưng đó là sự mất mát không thể cứu vãn được. Đừng để con bạn đánh mất cuộc đời sau này chỉ vì chút lợi lộc rẻ tiền đó.
Những người mẹ hiểu biết khi giáo dục con cái sẽ cho chúng hiểu rằng không có miếng bánh trên trời rơi xuống. Đồng thời cho đứa trẻ hiểu được nguyên tắc đối nhân xử thế, trở thành đứa trẻ biết nghĩ cho người khác và có tinh thần chia sẻ.
Theo Nhịp Sống Việt