Bỏ thi thăng hạng viên chức

Thế Kha| 15/12/2023 14:46

Chính phủ chính thức bãi bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, chỉ giữ lại xét thăng hạng dựa vào năng lực chuyên môn, nghiệp vụ…

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 85/2023 sửa đổi một số điều của Nghị định 115/2020 về tuyển dụng và quản lý viên chức, trong đó sửa đổi tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Cụ thể, các điều khoản liên quan đến trên toàn quốc đều được bãi bỏ.

Bỏ thi thăng hạng viên chức - 1

Thí sinh đăng ký dự tuyển viên chức giáo viên, nhân viên tại Hà Nội (Ảnh: Hànộimới).

Nghị định mới nêu rõ, viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề nếu đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và pháp luật.

- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hiện đang giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp.

- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng. Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp.

- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng.

Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.

Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành có trách nhiệm quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I thuộc ngành, lĩnh vực quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét.

Bộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I áp dụng cho viên chức hành chính, viên chức văn thư và viên chức lưu trữ.

Đối với viên chức hạng V và viên chức hạng IV được xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề nếu đang làm công việc ở vị trí việc làm phù hợp với chức danh nghề nghiệp được xét và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện xét theo quy định nêu trên.

Nghị định 85 có hiệu lực từ ngày 7/12, nhưng viên chức đã thi hoặc xét thăng hạng trước đó vẫn áp dụng theo quy định cũ trong thời hạn 6 tháng tiếp theo. Sau 6 tháng, nếu các đơn vị không hoàn thành phê duyệt kết quả thăng hạng viên chức đã thi hoặc xét thăng hạng thì phải thực hiện theo nghị định này.

Đề xuất bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được đưa ra từ tháng 5 năm nay vì toàn quốc hiện có 1,8 triệu viên chức, kỳ thi thăng hạng hàng năm tốn kém, có nhiều tiêu cực.

Trong giai đoạn 2012-2018 chỉ có 6 bộ tổ chức thi; các địa phương cử viên chức tham gia các kỳ thi này, thay vì tự tổ chức.

Bài liên quan
  • Cách tính thời gian giữ chức danh để thăng hạng viên chức
    Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III) để được thi thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng II) được tính từ thời điểm viên chức đó được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hạng III cho đến thời điểm hết hạn đăng ký dự thi.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bỏ thi thăng hạng viên chức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO