Bỏ phố về rừng, chàng trai dành 2 năm xây nhà gỗ giữa rừng với chi phí 200 triệu đồng

Việt Khoa (Ảnh: NCCC) (Nhịp sống kinh tế)| 17/08/2021 06:47

Trào lưu bỏ phố về rừng đang ngày càng trẻ hoá khi có nhiều bạn trẻ thế hệ 9X mạnh dạn gia nhập vào làn sóng này. Câu chuyện của bạn trẻ Hoàng T. là điển hình.

Bỏ phố về rừng, chàng trai dành 2 năm xây nhà gỗ giữa rừng với chi phí 200 triệu đồng - 1

Hoàng T. hiện 27 tuổi, chưa lập gia đình, từng sống và làm việc tại Đà Nẵng. Ngay từ khi ra trường, bắt đầu khám phá những mảnh đất mới, T. đã bắt đầu mơ tới kế hoạch xa hơn trong chính cuộc đời mình, đó là xây một căn nhà, lựa chọn sống giữa thiên nhiên.

Khi 25 tuổi, T. có cơ hội tới Đà Lạt cùng bạn bè. Những ngày du lịch lang thang ở Đà Lạt khiến chàng trai trẻ "phải lòng" những quán hàng với phong cách kiến trúc dễ thương. Hồi đó, khi tìm hiểu, T. mới biết, người Đà Lạt làm nhà theo kiểu tận dụng và sắp xếp lại. Họ không đầu tư quá nhiều chi phí để tô vẽ bằng vật liệu bên tông hoá. Điều quan trọng nhất chính là tâm huyết, sự sáng tạo, sắp đặt trong ý tưởng xây dựng ngôi nhà.

"Cuộc sống thành phố xô bồ, luôn phải chạy đua với công việc và hơi thở cũng trở nên thật nặng nề. Nó khiến mình muốn rời xa phố thị, bỏ phố về rừng" – T. chia sẻ.

Rất nhanh sau đó, T. đã quyết định lựa chọn về làm vườn chỉ với mơ ước, được tận hưởng không khí trong lành, ngắm cây cối, trời mây. "Tôi nghĩ khi được sống hoà với thiên nhiên, trong người sẽ luôn tràn ngập năng lượng tích cực".

Năm 2017, T. quyết định tới Đăk Lăk. "Ba mẹ cho tôi 500m2 đất tại Đăk Lăk. Tôi muốn biến nó thành nhà vườn của riêng mình". Trong vòng 2 năm kéo dài, T. đã lên ý tưởng xây dựng căn nhà rộng 200m3 với vận liệu chủ yếu bằng tự nhiên.

Bỏ phố về rừng, chàng trai dành 2 năm xây nhà gỗ giữa rừng với chi phí 200 triệu đồng - 2

Căn nhà mà T. tự lên ý tưởng thiết kế và triển khai.

"Ý tưởng ban đầu của tôi là một căn nhà thân thiện với thiên nhiên ở giữa rừng mưa. Vật liệu cũng được lựa chọn dựa trên tiêu chí là tận dụng và giảm bê tông hoá".

Bỏ phố về rừng, chàng trai dành 2 năm xây nhà gỗ giữa rừng với chi phí 200 triệu đồng - 3

Ngôi nhà chủ yếu sử dụng vật liệu thân thiện với thiên nhiên.

Theo T., tổng chi phí đầu tư cho căn nhà hiện tại đã lên tới khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó là ngôi nhà mang ý tưởng, công sức của chàng trai trẻ. "Tôi không biết công của mình đã bỏ ra biết bao nhiêu vào ngôi nhà này nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc khi nhìn thấy thành quả. Bởi quá trình xây dựng ngôi nhà này rất khó khăn" – T. nói.

Chàng trai 9X này cũng chia sẻ, dự tính, trong thời gian tới, 300m2 đất còn lại sẽ được đầu tư để làm vườn.

"Mình ấp ủ kế hoạch biến căn nhà này trở thành homestay. Trong năm sau, tôi sẽ vay vốn để đầu tư hơn cho căn nhà này" – T. chia sẻ.

Bỏ phố về rừng, chàng trai dành 2 năm xây nhà gỗ giữa rừng với chi phí 200 triệu đồng - 4

Chủ nhân của căn nhà này tự gọi là "cái kho nhỏ"

Bỏ phố về rừng, chàng trai dành 2 năm xây nhà gỗ giữa rừng với chi phí 200 triệu đồng - 5

Căn nhà giữa rừng mưa.

Bỏ phố về rừng, chàng trai dành 2 năm xây nhà gỗ giữa rừng với chi phí 200 triệu đồng - 6
Bỏ phố về rừng, chàng trai dành 2 năm xây nhà gỗ giữa rừng với chi phí 200 triệu đồng - 7
Bỏ phố về rừng, chàng trai dành 2 năm xây nhà gỗ giữa rừng với chi phí 200 triệu đồng - 8
Theo tcdulichtphcm.vn
https://tcdulichtphcm.vn/o-dau/bo-pho-ve-rung-chang-trai-danh-2-nam-xay-nha-go-giua-rung-voi-chi-phi-200-trieu-dong-c13a13322.html
Copy Link
https://tcdulichtphcm.vn/o-dau/bo-pho-ve-rung-chang-trai-danh-2-nam-xay-nha-go-giua-rung-voi-chi-phi-200-trieu-dong-c13a13322.html
Bài liên quan
  • Làng chài nhỏ trong thăng trầm du lịch
    Gần 10 năm trước, bãi biển làng chài Tân Thành (Cẩm An, Hội An) sau khi được du khách Tây phát hiện đã trở thành điểm đến nổi tiếng. Trong 2 năm dịch Covid 19 hoành hành, những người làm du lịch nơi đây nhiều lần trồi sụt hy vọng cho đến đợt dịch thứ 4 được gọi là “mùa hè hấp hối”.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bỏ phố về rừng, chàng trai dành 2 năm xây nhà gỗ giữa rừng với chi phí 200 triệu đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO