Biệt thự, liền kề vắng người ở sau "sốt nóng", tăng giá chục tỷ đồng
Không nằm ngoài những cơn "sốt nóng" của thị trường bất động sản,
Theo một báo cáo thị trường mới đây, do nguồn cung khan hiếm nên nửa đầu năm nay đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh ở giá bán thứ cấp. Giá biệt thự tăng 37%, giá nhà phố thương mại (shophouse) tăng 22% và giá liền kề tăng 20%. So với năm 2018, giá bán biệt thự đã tăng gấp đôi, giá liền kề cũng ghi nhận tăng 67%.
Tuy nhiên theo khảo sát gần đây của Dân trí, dù giá biệt thự và liền kề tại nhiều khu đô thị phía Tây Hà Nội như: Khu đô thị Nam Cường, khu đô thị An Hưng, khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn... đã tăng cao trong 3 năm vừa qua, có căn biệt thự tăng tới hàng chục tỷ đồng nhưng vẫn vắng bóng người ở.
Hàng trăm căn biệt thự, liền kề tại khu đô thị Nam Cường (Hà Đông, Hà Nội) đã được xây dựng và bàn giao cho khách hàng từ khoảng năm 2018-2019. Tuy nhiên, đến nay, số lượng căn hộ chưa đưa vào sử dụng rất lớn. Nhiều căn liền kề, biệt thự đang rơi tình trạng bỏ không, cỏ mọc.
Nợ lớn trái phiếu sắp đáo hạn, chuyên gia chỉ mối nguy đại gia phải đối mặt
Phát biểu tại hội thảo về thị trường vốn về bất động sản vừa diễn ra, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, lo ngại trước những
Vị này dẫn chứng, trong 4 tháng vừa qua, tỷ lệ phát hành của doanh nghiệp bất động sản chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tháng 5, 6. Sang đến tháng 7, 8 thì đi xuống khá nghiêm trọng. Điều này, theo ông Nghĩa, làm cho những người am hiểu thị trường vốn rất lo lắng.
Một điều nữa khiến vị chuyên gia rất quan ngại là sắp tới đáo hạn hơn trăm nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, nếu không phát hành được để đảo nợ thì dễ gây nên tình trạng vỡ nợ ở một số doanh nghiệp bất động sản. "Và như vậy sẽ gây tác động xấu cho cả thị trường nói chung", ông Nghĩa nhận định.
Trong một báo cáo hồi tháng 4 năm nay, FiinGroup đã đưa ra con số quy mô dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của ngành bất động sản là 189.000 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Số liệu của FiinGroup cũng chỉ ra 73% giá trị này sẽ có điểm rơi đáo hạn vào 3 năm tới đây (2022 - 2024).
"Đâu đó vẫn có người coi bất động sản như tội đồ, điều đó rất nguy hiểm"
Quan điểm được TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Kinh tế trưởng BIDV - đưa ra tại tọa đàm bàn câu chuyện dư địa phát triển nguồn vốn cho bất động sản diễn ra sáng 24/8.
Theo ông, "Đâu đó vẫn có người coi bất động sản như tội đồ, điều đó rất nguy hiểm", ông Lực nói thực tế ngành này có vai trò rất lớn.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu nghẽn dòng vốn với doanh nghiệp bất động sản? Trả lời câu hỏi này, ông Lực cho rằng, việc bóp nguồn vốn, trong đó có vốn tín dụng, sẽ làm tăng mất cân đối cung - cầu (cung không thể tăng, cầu không giảm...); dự án có thể bị dở dang, thanh khoản thị trường bất động sản giảm.
"Nợ xấu theo đó tăng, giảm đà phục hồi kinh tế. Doanh nghiệp, thị trường lo lắng, lưỡng lự triển khai đầu tư dự án...", ông Lực nhận định. Do vậy, việc kiểm soát và ứng xử hợp lý với thị trường này rất quan trọng.
Yêu cầu báo cáo thanh tra việc chuyển đổi đất công sang dự án nhà ở
Thanh tra Chính phủ vừa yêu cầu các bộ, ngành, địa phương
Cụ thể thực hiện nhiệm vụ giao tại Định hướng Chương trình thanh tra năm 2022 đã được Thủ tướng phê duyệt và chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại chương trình công tác số 14, Thanh tra Chính phủ đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở của các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa trong 10 năm qua (giai đoạn 2011-2021).
Tổng số vị trí đất đai, diện tích đất đã chuyển đổi theo hình thức giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá; số vị trí đất đai được chuyển đổi thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.
Dời dự án chắn biển "khủng": TP Nha Trang đề nghị giữ lại công trình
Ngày 25/8, lãnh đạo UBND TP Nha Trang đã có văn bản gửi tỉnh Khánh Hòa về việc giải quyết kiến nghị của Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa phương án sau khi dừng đón khách lưu trú tại Khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang.
Khi đề xuất giữ lại công trình của khu du lịch chắn biển này, TP Nha Trang đưa ra căn cứ vào tính phù hợp với định hướng đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040.
"Đối với khu vực công ven biển, được tổ chức các điểm dịch vụ công cộng với mật độ xây dựng gộp tối đa là 5%, đan xen trong không gian công viên để cung cấp dịch vụ và tiện ích cho người sử dụng bãi tắm, sử dụng công viên, tăng sự sống động và tần suất sử dụng công viên, nhưng vẫn không chia cắt không gian, đảm bảo khả năng liên kết liên tục dọc theo công viên", văn bản của TP Nha Trang nêu căn cứ.
Ngoài ra, căn cứ đồ án quy hoạch phân khu phía Đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt năm 2014, khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang thuộc quy hoạch đất công viên chuyên đề và được phép xây dựng với mật độ 10-15%, độ cao công trình một tầng.