Bà Thủy, sinh năm 1983, là con gái bà Nguyễn Thị Nga - cựu chủ tịch ngân hàng này. Bà Thủy đang sở hữu gần 40 triệu cổ phiếu SSB của SeABank, tương đương 2,69%, vốn điều lệ. Trước khi gia nhập SeABank, bà Thủy đã tham gia nhiều tổ chức tài chính quốc tế. Ở SeABank, bà được bầu làm Phó tổng, rồi sau đó làm Tổng giám đốc từ giữ năm 2018.
Cùng ngày, sau khi bà Thủy từ nhiệm, HĐQT SeABank đã bầu Phó tổng giám đốc Faussier Loic Michel Marc thay bà Thủy phụ trách điều hành. Tuy nhiên, bà Thủy vẫn là một trong những lãnh đạo cấp cao của SeABank với tư cách Phó chủ tịch Hội đồng quản trị.
Trong bốn năm bà Thủy nắm giữ chức vụ điều hành cao nhất, SeABank có những dấu ấn quan trọng. Một trong số đó là nâng vốn điều lệ của ngân hàng từ gần 5.500 tỷ đồng tỷ đồng lên 16.598 tỷ đồng. Thời gian tới, ngân hàng này cũng có kế hoạch nâng vốn điều lệ lên 20.403 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cho cổ đông hiện hữu và ưu đãi cho cán bộ nhân viên.
Trong năm 2018, bà Nguyễn Thị Nga rời ghế Chủ tịch SeABank sau 11 năm, thay vào đó là ông Lê Văn Tần. Bà Nga lui về giữ chức vụ Phó Chủ tịch thường trực HĐQT của SeABank.
Bà Nga từ bỏ vị trí cao nhất tại SeABank để tại vị ở đế chế BRG. Thay vào đó, con gái bà Nguyễn Thị Nga là Lê Thu Thủy (1983) ngồi vào ghế Tổng giám đốc SeABank, kiêm Phó Chủ tịch HĐQT.
Trong giới nhà băng, ghi nhận nhiều đại gia đưa con cái vào vị trí lãnh đạo các tổ chức tín dụng, trong đó kể đến Ngân hàng Á Châu (ACB). Sau cú sốc “Bầu Kiên”, ông Trần Mộng Hùng đã chuyển giao quyền điều hành cho con trai là ông Trần Hùng Huy.
Đáng chú ý ông Võ Quốc Lợi, sinh năm 1988, là con trai trưởng của ông Võ Quốc Thắng, nguyên Chủ tịch HĐQT KienLongBank. Ông Thắng trước đó rời vị trí lãnh đạo KienLongBank để giữ chức Chủ tịch HĐQT Dongtam Group.
Ông Lợi được bổ nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc của Kienlongbank (KLB) từ ngày 1/4/2021. Mới đây, ngày 12/4/2022, HĐQT Ngân hàng TMCP Kiên Long đã thông qua quyết định miễn nhiệm ông Võ Quốc Lợi thôi giữ chức Phó tổng giám đốc của Kienlongbank. Tuy không còn giữ chức danh Phó tổng giám đốc, ông Võ Quốc Lợi vẫn là cổ đông cá nhân lớn nhất ở nhà băng này với hơn 14 triệu cổ phiếu và cổ phần tương đương 4,68% vốn điều lệ Kienlongbank.
Nhà đầu tư thận trọng
Thời gian tới, thị trường vẫn duy trì mức giao dịch ở ngưỡng kháng cự 1.150 điểm. Vn-Index hôm qua ở ngưỡng hỗ trợ 1.140 điểm chưa thể kết luận đã tạo đáy quanh ngưỡng này.
Đối với nhà đầu tư dài hạn, có thể tiếp tục giải ngân từng phần đối với những mã cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng và giá đã giảm về vùng hấp dẫn. Trong khi, nhà đầu tư ngắn hạn cần theo dõi diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Theo ACBS, thị trường điều chỉnh mạnh trong phiên hôm qua, ngoài yếu tố giá cả tăng, còn bị tác động không thuận lợi trong nền kinh tế trước đó. Bên cạnh đó, việc giá nhiều mặt hàng tăng mạnh, cùng với đó là việc Chính phủ ban hành kiểm soát giá, có thể thấy áp lực về lạm phát vẫn còn khá lớn.
Với những thông tin vĩ mô không mấy sáng sủa, cùng với đó sự suy yếu mạnh về thanh khoản, có thể thấy, thị trường đang trong giai đoạn rất khó khăn. Cảnh báo, nhà đầu tư ngắn hạn cần thận trọng tham gia bắt đáy trong thời điểm hiện tại.
PSI nhận định, Vn-Index có thể sẽ giảm chậm trong thời gian sắp tới, dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán vẫn còn rất yếu. Yếu tố, tăng trưởng chậm, lãi suất cao và lạm phát cao, khiến bức tranh thị trường vẫn khó khăn. Thị trường cần chịu thêm áp lực giảm về mức giá hấp dẫn để thu hút dòng tiền nhà đầu tư.
Thực tế cho thấy, thị trường trải qua thời kỳ giằng co kéo dài sẽ kết thúc một đợt sụt giảm mạnh, có thể áp lực bán tháo sẽ xuất hiện nếu như tiếp tục có nhiều thông tin tiêu cực được công bố, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý nhà đầu tư. Rủi ro giảm giá, cần được lưu ý đối với nhà đầu tư ngắn hạn.