Bia đá "kể chuyện" bí ẩn về các nhà khoa học thời xưa

N.Nguyệt. Ảnh: BTC| 10/10/2022 07:09

Ẩn sau lớp mặt đá khô cứng và im lặng của 82 bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, là hàng ngàn câu chuyện thú vị về cuộc đời và sự nghiệp của hơn 1.300 vị tiến sĩ thời xưa.

Bia đá

Hơn 500 năm qua, những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn đứng ở đó, nhưng du khách mới chỉ nhìn thấy cái vỏ, thấy hình dáng bề ngoài còn nội dung bên trong thì rất nhiều người chưa biết

Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đang tổ chức triển lãm chuyên đề “Bia đá kể chuyện”, với chủ đề “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

Bia đá

Đây là lần đầu tiên những hoa văn, họa tiết, những hàng chữ Nho trên 82 tấm bia tiến sĩ được dịch từ chữ Nho sang tiếng Việt, cung cấp thông tin cho công chúng về các khoa thi thời xưa cùng tên tuổi những người đỗ đạt

Theo bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội, kể từ khoa thi Nho học đầu tiên được tổ chức vào năm 1075 dưới triều vua Lý Nhân Tông, đến khoa thi cuối cùng năm 1919 dưới triều vua Khải Định, lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam đã trải qua chặng đường 800 năm, với hàng trăm khoa thi được tổ chức và có rất nhiều bậc hiền tài đảm bảo cho sự phát triển của các triều đại.

Kể từ khoa thi năm 1442, các nhà khoa bảng còn được tôn vinh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám để lưu truyền tiếng thơm đến muôn đời sau. Trải qua những tháng năm thăng trầm của lịch sử, một số tấm bia tiến sĩ của Văn Miếu Thăng Long xưa đã bị mất hoặc thất lạc, hiện nay chỉ còn 82 tấm bia tiến sĩ được bảo tồn tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới và được xem là  bảo vật quốc gia.

Bia đá

Các em nhỏ được giáo viên và cha mẹ đưa đến đây để tìm hiểu lịch sử

Những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là hàng trăm, hàng nghìn câu chuyện thú vị về cuộc đời và sự nghiệp của hơn 1300 vị tiến sĩ, mà hiện nay chúng ta vẫn cần phải tiếp tục giải mã và giới thiệu rộng rãi đến công chúng.

Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ tiếp tục nghiên cứu và tổ chức các cuộc triển lãm về bia tiến sĩ, để những tấm bia là nhân vật lịch sử tiếp tục kể những câu chuyện hấp dẫn, thú vị và giúp cho công chúng, đặc biệt thế hệ trẻ của  hiểu rõ các giá trị của những tấm bia tiến sĩ, góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.

Ông Trương Quốc Toàn, đại diện nhóm thiết kế đồ họa triển lãm chia sẻ : ’’Triển lãm là bước khởi đầu để mỗi một vị khách đến tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiểu được nội dung của những tấm bia tiến sĩ. Hơn 500 năm qua, những hàng bia tiến sĩ vẫn đứng ở đó nhưng người ta mới chỉ nhìn thấy cái vỏ, thấy hình dáng bề ngoài còn nội dung bên trong thì rất nhiều người chưa biết. Chúng tôi mong muốn qua triển lãm lần này, cũng như những cuộc triển lãm tiếp theo tiếp tục giới thiệu về những tấm bia tiến sĩ còn lại. Đây là cơ hội để những hàng tấm bia tiến sĩ mãi không còn là nhân chứng câm lặng của lịch sử, dốc bầu tâm sự với khách tham quan. Bởi đằng sau lớp mặt đá là những thông tin vô cùng quan trọng, hàng ngàn câu chuyện thú vị về cuộc đời và sự nghiệp của hơn 1.300 vị tiến sĩ đang chờ đợi các thế hệ tìm hiểu”.

Trưng bày chuyên đề “Bia đá kể chuyện” với chủ đề “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” được thể hiện qua các nội dung:

Chiêu mộ hiền tài: Giới thiệu một số nét chính về khoa cử của nước ta giai đoạn 1442 -1529.

Con đường khoa cử: Thông tin về thi cử và chế độ đãi ngộ dành cho những người đỗ đạt.

Gương sáng tiền nhân: Giới thiệu một số danh nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho giáo dục nước nhà và một số lĩnh vực khác.

Lưu danh muôn thuở: Những câu trích dẫn nổi tiếng về giá trị của đào tạo và sử dụng nhân tài.

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là chương đầu tiên trong câu chuyện dài mà 82 bia tiến sĩ sẽ mang đến trong thời gian tới.

Bia đá

Cuộc thi "Trạng nguyên nhí" thu hút nhiều trẻ em tham gia

Trưng bày lần này lựa chọn giới thiệu 14 bia tiến sĩ đầu tiên có liên quan đến các khoa thi trong giai đoạn 1442 - 1529, tương ứng với những khoa thi được tổ chức dưới triều Lê Sơ và kết thúc bằng khoa thi đầu tiên của nhà Mạc. Những bia tiến sĩ còn lại sẽ tiếp tục được giới thiệu trong những cuộc trưng bày triển lãm sau này. Đó cũng là những chương tiếp theo của câu chuyện thú vị về 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Trưng bày chuyên đề “Bia đá kể chuyện” diễn ra tại nhà Thái học, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến ngày 8/11.

Theo tcdulichtphcm.vn
https://tcdulichtphcm.vn/du-khao/bia-da-ke-chuyen-bi-an-ve-cac-nha-khoa-hoc-thoi-xua-c14a40448.html
Copy Link
https://tcdulichtphcm.vn/du-khao/bia-da-ke-chuyen-bi-an-ve-cac-nha-khoa-hoc-thoi-xua-c14a40448.html
    Bài liên quan
    • Bức ảnh ‘cổng trời’ tại Việt Nam gây sốt mạng xã hội
      Bức ảnh “cổng trời” tại Việt Nam đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Bức ảnh này không chỉ thu hút được lượt tương tác cao mà còn khiến nhiều người thắc mắc đây là ở đâu và người chụp là ai?
    • Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm
      Chưa đến cuối tháng 11 nhưng du khách và người dân Hà Nội đã háo hức lên phố Hàng Mã mua đồ, dạo chơi và chụp ảnh.
    • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
      Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
    • Chiêm ngưỡng hai thành phố đẹp như mơ ở Malaysia
      Đến Malaysia, không ghé thăm hai thành phố Malacca và Putrajaya sẽ là khuyết điểm lớn. Nếu Malacca mang vẻ đẹp cổ kính bởi đền đài, thành quách thì Putrajaya lại được biết đến là thành phố mới, thông minh và sôi động.
    • 10 sự thật thú vị về văn hóa Malaysia mà bạn nên biết
      Quê hương của đối thủ tuyển Việt Nam tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 có vua sầu riêng, nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa và... đi vệ sinh với phong cách ngồi xổm.
    • Tham quan lăng tẩm vị Hoàng đế thứ 9 của triều Nguyễn
      Được xây dựng trải qua 4 đời vua, lăng của vị vua Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử.
    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    Bia đá "kể chuyện" bí ẩn về các nhà khoa học thời xưa
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO