Bi kịch khó tin 2021: Càng đắt hàng càng gánh lỗ nặng

30/04/2021 15:37

Dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng thực ra doanh nghiệp đang gồng lỗ nặng. Bởi, chi phí đầu vào tăng cao, giá cước vận chuyển còn đội lên gấp 4-10 lần, trong khi khách nước ngoài ép mình bán bán hàng với giá rẻ hơn.

Bán hàng càng nhiều lỗ càng nặng

Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 8,14 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu do đại dịch Covid-19 bùng phát, chuỗi cung ứng trên thế giới đứt gãy.

Sang quý I/2021, xuất khẩu thủy sản hồi phục trở lại, đạt 1,73 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh nhất là Nga, Italy, Autralia, Brazil, Mỹ lần lượt ở mức 55%, 54,1%, 34,7, 18,5% và 16,5%.

Mỹ cũng chính là khách hàng lớn nhất của thủy sản Việt Nam xuất khẩu. Theo đó, 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt gần 334 triệu USD.

Tại Hội thảo Cơ hội và thách thức đối với thương mại nông sản Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - cho biết, dù chúng ta nhìn thấy kim ngạch xuất khẩu tăng , nhưng thực ra doanh nghiệp không còn lợi nhuận. Họ đang phải gồng lỗ, thậm chí lỗ nặng.

Theo ông Nam, thủy sản là mặt hàng thực phẩm, vẫn cần cho cuộc sống. Song, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy đã ảnh hưởng nặng vì nhu cầu sụt giảm và thay đổi.

Bi kịch khó tin 2021: Càng đắt hàng càng gánh lỗ nặng
Dù xuất được nhiều hàng nhưng các doanh nghiệp thủy sản không còn lợi nhuận, đang chịu lỗ nặng

Có tới 20-40% đơn hàng đã ký hợp đồng bị hủy, hoãn. Đơn hàng mới rất ít. Đơn hàng đã giao thì bị chậm thanh toán dẫn đến việc doanh nghiệp thiếu vốn quay vòng trong đầu tư. Trong khi hàng tồn kho tăng, kho lạnh thiếu trầm trọng cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.

Minh Phú - doanh nghiệp chế biến tôm có thị phần lớn ở Việt Nam, trước khi dịch xảy ra, một ngày thu mua để chế biến khoảng 400 tấn, khi có dịch chỉ gom mua khoảng 200 tấn vì hàng tồn chất đầy kho, thậm chí DN còn phải chạy vạy khắp nơi tìm kho chứa hàng, ông Nam dẫn chứng.

“Đáng nói nhất là chi phí đầu vào đồng loạt tăng cao”, ông Nam nói. Trong khi đó, thủy sản là chuỗi ngành hàng lạnh, chi phí sản xuất thường cao hơn các ngành hàng khác vì phải bảo quản hàng hóa trong kho lạnh.

Thêm vào đó, trước kia, chế biến hàng xuất khẩu để cung ứng vào các nhà hàng, quán ăn bao bì đơn giản. Từ khi dịch Covid-19 xảy ra, thói quen tiêu dùng thủy sản thay đổi, người tiêu dùng trên thế giới chuyển qua mua hàng trực tuyến nhiều hơn. Họ yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam phải chia hàng đóng vào hộp nhỏ để có thể bày bán trên quầy kệ siêu thị, thuận tiện cho giao hàng. Thế nên, chi phí làm bao bì sản phẩm tăng rất cao.

Nhưng điều đáng buồn hơn, các thị trường có xu hướng tích lũy hàng đang ép giá xuống thấp, còn các doanh nghiệp Việt buộc phải bán đi để đẩy hàng, nếu không tồn kho sẽ tăng cao hơn.

Từ tháng 11/2020 đến nay, container thiếu, cước vận tải biển còn tăng từ 4-10 lần. Ví như trước kia đưa hàng sang Thái Lan, giá cước chỉ khoảng 600 USD/container, giờ tăng lên 6.000 USD/container. Tất cả những khó khăn này khiến doanh nghiệp lỗ nặng dù lượng hàng xuất khẩu tăng, ông Nam chia sẻ.

Thực tế, không chỉ có doanh nghiệp gặp khó, thua lỗ, nông dân cũng gặp nhiều khi cũng lao đao do chi phí sản xuất tăng cao. Tôm, cá đến kỳ thu hoạch không bán được vẫn phải nuôi trong ao và cho ăn điều đặn. Có thời điểm, giá bán tôm cá thương phẩm giảm, giá thức ăn chăn nuôi lại tăng cao khiến người nuôi trồng thủy sản thua lỗ nặng.

Bi kịch khó tin 2021: Càng đắt hàng càng gánh lỗ nặng
Đẩy mạnh sản phẩm đóng hộp, đồ khô giúp doanh nghiệp thủy sản Việt chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường lớn

Làm đồ hộp, hàng khô sẽ thắng

Dù gặp nhiều khó khăn vì dịch Covid-19, song ông Nguyễn Hoài Nam dự báo xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng khi các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ tiếp tục “ăn hàng” do dịch Covid-19 ở các nước này có xu hướng được kiểm soát tốt hơn nhờ triển khai tiêm vắc xin rộng rãi.

Trong khi, các nước khu vực châu Á và một số nước sản xuất cạnh tranh với thủy sản Việt như Ấn Độ, Thái Lan vẫn phải đối phó với dịch Covid-19. Đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu giành thị phần.

Song, vị đại diện VASEP khuyến cáo, thói quen tiêu dùng ở các thị trường đã thay đổi. Nhu cầu với các sản phẩm thủy sản tươi/sống tiếp tục giảm. Thay vào đó, các thị trường tập trung vào sản phẩm đóng hộp, hàng khô, hàng bảo quản,... với giá cả phù hợp cho tiêu thụ ở kênh bán lẻ. Do đó, doanh nghiệp chế biến nên tập trung làm các sản phẩm tôm chân trắng, cá hộp, hàng khô, hàng bảo quản vì còn nhiều dư địa.

Vừa qua, các doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến sản phẩm thủy sản đóng hộp, làm hàng khô vẫn có vẫn có sự tăng trưởng ổn định, thậm chí là tăng trưởng tốt, ông Nam chia sẻ.

Để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,8 tỷ USD, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, bên cạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành Nông nghiệp sẽ làm việc với các cơ quan thú y của Trung Quốc, Hàn Quốc để tháo gỡ rào cản kỹ thuật.

Ngoài ra, để hạn chế những lô hàng thủy sản bị trả về, ông Tiến yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng vùng, chuỗi cơ sở sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu giám sát ATTP của cá thị trường, xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc các mặt hàng thủy sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng, ông Tiến nhấn mạnh.

  • 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
    Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế xã hội đất nước đã có bước phát triển tích cực với nhiều điểm sáng; hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu đề ra, tăng trưởng GDP hơn 7%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế, tạo niềm tin mới cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong thành tích chung đó, ngành Công Thương đã dồn sức, đồng lòng, chủ động, sáng tạo, đột phá để đóng góp chủ lực vào bức tranh tăng trưởng kinh tế với nhiều kết quả ngoạn mục.
  • Hoa, cây cảnh đã sẵn sàng cung ứng cho thị trường Tết
    Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Tại các “thủ phủ” hoa, cây cảnh nổi tiếng của tỉnh Thái Bình, nông dân đang tất bật chuẩn bị vụ hoa Tết - vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm, sẵn sàng cung cấp nhu cầu đa dạng của thị trường.
  • 10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
    Trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2024, do Ban biên tập tin Kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam bình chọn.
  • Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 26/12
    Công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị một số mã cổ phiếu cần quan tâm cho phiên giao dịch hôm nay 26/12.
  • 10 sự kiện nổi bật của kinh tế thế giới năm 2024
    Trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của kinh tế thế giới năm 2024, do Ban biên tập tin Kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam bình chọn:
  • Lãi suất ngân hàng hôm nay 26/12/2024: Soi nhà băng có kỳ hạn 12 tháng cao nhất
    Lãi suất ngân hàng hôm nay 26/12/2024, ngày thứ sáu liên tiếp không ghi nhận ngân hàng nào điều chỉnh lãi suất huy động. Mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng cao nhất đang là 6,3%/năm.
Nổi bật Việt Báo
  • Nhận định bóng đá Việt Nam vs Singapore tại bán kết ASEAN Cup
    Tuyển Việt Nam cần đặc biệt cẩn trọng trước trận đấu gặp Singapore tại bán kết ASEAN Cup 2024.
  • Phi công Nga: Máy bay rơi ở Kazakhstan có thể do thiếu nhiên liệu
    Phi công danh dự Nga Yuri Sytnik phân tích lý do chiếc máy bay Embraer 190 chở gần 70 người rơi ở Kazakhstan.
  • Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng vụ kiện
    Đàm Vĩnh Hưng cho rằng chuyện kiện tụng giữa anh và Gerard Williams đã có luật sư lo liệu. Nam ca sĩ lên tiếng sau khi liên tục bị réo tên trên mạng xã hội vì hồ sơ bổ sung đơn kiện của đại gia người Mỹ.
  • 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
    Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế xã hội đất nước đã có bước phát triển tích cực với nhiều điểm sáng; hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu đề ra, tăng trưởng GDP hơn 7%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế, tạo niềm tin mới cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong thành tích chung đó, ngành Công Thương đã dồn sức, đồng lòng, chủ động, sáng tạo, đột phá để đóng góp chủ lực vào bức tranh tăng trưởng kinh tế với nhiều kết quả ngoạn mục.
  • Dấu ấn một năm thí điểm đấu giá biển số trực tuyến
    Với hơn 2 triệu biển số đưa ra đấu giá, trên 50.000 biển đấu giá thành công, cùng công nghệ hiện đại, quy trình tinh gọn, Công ty đấu giá hợp danh Việt Nam ghi dấu ấn sau một năm vận hành thí điểm hoạt động này, thu về ngân sách hàng nghìn tỷ đồng.
Đừng bỏ lỡ
Bi kịch khó tin 2021: Càng đắt hàng càng gánh lỗ nặng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO