Bệnh gout xảy ra do tăng sản xuất acid uric nội sinh, giảm đào thải acid uric ở thận, hoặc do ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều purin như các loại thịt đỏ và hải sản.
Bệnh gút là một trong những bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tùy theo giai đoạn bệnh mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc để hạ nồng độ axit uric trong máu. Chế độ ăn uống và sinh hoạt quyết định rất nhiều trong quá trình điều trị.
Vậy bệnh gút uống cà phê được không?
Cà phê tác dụng và ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào là mối quan tâm được con người đặc biệt chú ý trong thời gian dài và đến hiện tại. Vào thế kỉ 17, tại Châu Âu, cà phê được xác định giúp hỗ trợ tiêu hóa và điều trị bệnh gout.
Đối với bệnh gout, nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng cà phê có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Tuy nhiên, hiệu quả tùy thuộc vào giới tính. Từ những số liệu từ nghiên cứu có thể rút ra được kết luận, việc mỗi ngày sử dụng khoảng 4 tách cà phê sẽ giúp làm giảm nồng độ của acid uric và giảm tỉ lệ của mắc bệnh gout.
Qua các kết quả nghiên cứu đã có thấy rằng, không phải là hoạt chất caffeine mà là một chất khác có trong cà phê là chlorogenic acid có tác dụng giúp chống lão hóa, tác động tới nguy cơ mắc bệnh gout.
Vẫn cần phải có nhiều nghiên cứu khác để tìm ra hoạt chất nào trong cà phê giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout, tuy nhiên với kết quả trên, những người đang mắc bệnh gout và sử dụng cà phê hằng ngày có thể yên tâm hơn.
Thực tế, uống cafe có tốt cho người bệnh gút. Cà phê khi được sử dụng vào cơ thể có thể làm tăng độ hòa tan của acid uric có trong nước tiểu. Các hoạt chất polyphenol có trong cà phê giúp cải thiện được tính thẩm thấu của tế bào để các chất chuyển hóa oxy hóa có trong tế bào được thải ra ngoài một cách hiệu quả và kịp thời. Từ đó sự cân bằng giữa chức năng bài tiết trong cơ thể và lượng acid uric được điều chỉnh.
Vì vậy, khi uống cà phê đúng cách sẽ rất có lợi cho việc làm giảm nồng độ của acid uric trong máu và cho quá trình bài tiết của nước tiểu.
Tuy việc uống cà phê bên cạnh có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể đặc biệt ở trên bệnh nhân gout còn giúp ngăn ngừa nguy cơ bùng phát cơn gout, thì cũng đã có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng cà phê quá nhiều có thể gây ra các tác dụng ngược.
Khi sử dụng 5 tách cà phê trở lên, lượng acid chlorogenic có trong cà phê sẽ ảnh hưởng đến gan, kích thích sự bắt đầu tích tụ mỡ của các tế bào. Khi hấp thụ quá nhiều một lượng lớn caffeine trong cà phê có thể dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, huyết áp cũng tăng lên và kèm theo sự xuất hiện của nhiều hiện tượng khác như: sốt ruột, nôn nóng, ù tai, bất an và chân tay run.