Bêu tên hàng loạt chủ đầu tư chây ì đóng phí bảo trì chung cư

25/01/2024 16:42

Nếu chủ đầu tư dự án chậm hoặc chưa bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì 2%, UBND quận 8 đề nghị Ban quản trị chung cư khởi kiện chủ đầu tư ra tòa. Còn chủ đầu tư chiếm dụng đến kinh phí bảo trì 2% thì xem xét lập hồ sơ chuyển công an để xử lý theo quy định.

UBND quận 8 (TPHCM) vừa có văn bản yêu cầu 14 chủ đầu tư các nhà chung cư trên địa bàn chuyển giao kinh phí bảo trì 2% cho Ban quản trị.

Cụ thể, UBND quận 8 đề nghị chủ đầu tư các nhà chung cư trên địa bàn khẩn trương chuyển giao kinh phí 2% bảo trì nhà chung cư cho Ban quản trị theo đúng quy định về ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư về quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư.

Các chung cư chậm bàn giao phí bảo trì, gồm chung cư Thanh Nhựt của Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Kinh doanh nhà Thanh Nhựt, chung cư Felisa Riverside của Công ty CP Địa ốc Chợ Lớn, chung cư nhà ở xã hội Hưng Phát (tên thương mại là Green River Apartment) của Công ty TNHH 276 Ngọc Long…

Các chung cư chưa bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì, gồm chung cư Riverside Apartment (tên thương mại là Diamond Lotus Reverside) của Công ty CP Đầu tư Nông nghiệp ASC Sài Gòn, chung cư The Avilla của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thái Bảo, chung cư Mỹ Phúc của Công ty TNHH Thương mại Xây dựng An Phúc, chung cư Diamond Riverside của Công ty CP 577, chung cư Trương Đình Hội của Công ty CP Lê Minh M.C Dịch vụ Sản phẩm Hùng Thanh, chung cư Topaz City khối A - B và Topaz Elite Phoenix 1 của Công ty Thương mại Dịch vụ Xây dựng Kinh doanh nhà Vạn Thái, chung cư Tars Residence (Song Ngọc) của Công ty TNHH May Song Ngọc, chung cư Conic Riverside của Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Lĩnh Phong (CONIC)…

Bêu tên hàng loạt chủ đầu tư chây ì đóng phí bảo trì chung cư ảnh 1
Chung cư Riverside Apartment (tên thương mại là Diamond Lotus Reverside) chưa bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì cho cư dân.

UBND quận 8 đề nghị Ban quản trị các chung cư khởi kiện chủ đầu tư tại Tòa án nhân dân các cấp nếu chủ đầu tư dự án chậm hoặc chưa bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì 2%. Trường hợp chủ đầu tư có dấu hiệu xâm phạm, chiếm dụng đến kinh phí bảo trì 2%, đề nghị Ban quản trị các chung cư căn cứ quy định pháp luật, xem xét lập hồ sơ chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để xử lý theo quy định.

Theo báo cáo của UBND TPHCM, đến cuối quý I/2023 TPHCM có 1.635 chung cư, gồm 744 chung cư xây trước năm 1994 và 891 chung cư xây từ năm 1994 đến nay. Trong đó có 1.059 chung cư phải thành lập Ban quản trị nhưng đến nay mới chỉ có 862 chung cư có ban quản trị.

Về kinh phí bảo trì, hiện đã có 401 nhà chung cư đã bàn giao kinh phí bảo trì và 227 chung cư chưa bàn giao kinh phí.

Trong số đó, có 43 chung cư đang tranh chấp kinh phí bảo trì vì chủ đầu tư cố tình không bàn giao, chậm bàn giao, bàn giao không đầy đủ hoặc cố tình né tránh, chiếm dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư, không bàn giao cho Ban quản trị theo quy định.

Có chung cư, chủ đầu tư và Ban quản trị chưa thống nhất với nhau về số liệu kinh phí bảo trì hoặc có tranh chấp về quyền sở hữu trong nhà chung cư dẫn đến việc không thống nhất được số liệu kinh phí bảo trì cần phải bàn giao.

Theo UBND TPHCM việc quản lý, vận hành chung cư trên địa bàn còn xảy ra nhiều tranh chấp, do quy định pháp luật chưa quy định việc xác định rõ phần diện tích sử dụng chung, sở hữu chung trong hồ sơ thiết kế, phê duyệt dự án.

Mặt khác, việc xử phạt các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư chưa đủ mạnh, chưa có tính răn đe và một số hành vi vi phạm chưa được quy định (chủ sở hữu không đóng kinh phí bảo trì, không đóng phí quản lý vận hành...).

Theo tienphong.vn
https://tienphong.vn/beu-ten-hang-loat-chu-dau-tu-chay-i-dong-phi-bao-tri-chung-cu-post1607216.tpo
Copy Link
https://tienphong.vn/beu-ten-hang-loat-chu-dau-tu-chay-i-dong-phi-bao-tri-chung-cu-post1607216.tpo
Bài liên quan
  • Nhu cầu tìm mua bất động sản đang tăng mạnh
    Trong tháng 10/2024, nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Riêng với đất nền, lượt tìm kiếm tăng 14% so với tháng trước và tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Hà Nội điều chỉnh giao đất KĐT sinh thái cao cấp gần 2.000 tỷ đồng
    Hà Nội vừa điều chỉnh tên người sử dụng đất dự án Khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng từ Công ty TNHH Đầu tư và phát triển DIA – Hà Tây thành Công ty cổ phần Đầu tư DIA. Dự án này có tổng vốn đầu tư hơn 1.974 tỷ đồng, với 626 biệt thự thấp tầng.
  • Đề án 1 triệu căn NOXH: Hiệu quả thấp, vướng đủ thứ
    Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NOXH) giai đoạn 2021 - 2030 hiện chỉ có 79 dự án hoàn thành với 42.414 căn hộ. Nguyên nhân đến từ vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục và thực thi, mỗi địa phương thực hiện một kiểu.
  • Cần Thơ khởi công xây dựng 200 căn nhà cho hộ nghèo
    Sáng 17/11, tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Cần Thơ tổ chức Lễ khởi công xây dựng 200 căn nhà Đại đoàn kết; hưởng ứng phong trào thi đua Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Thành phố.
  • Lý do chủ đầu tư dự án bất động sản có tiền nhưng không được trả nợ
    Công an tỉnh Bình Dương kết luận, hai thoả thuận đặt cọc quyền mua nhà ở hình thành trong tương lai trị giá 496 tỷ đồng tại dự án Khu nhà ở Công ty Phú Quang được ký bởi ông Trần Văn Ngô và ông Nguyễn Văn Lợi không có thật về nội dung giao dịch, mà nhằm tạo ra để vay vốn ngân hàng đầu tư vào dự án. Do đó, không có dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Nhà triệu USD ngày càng nhiều, nhà ở bình dân tìm không ra!
    Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho biết: “Giá nhà đất quá cao cản trở quá trình phát triển bền vững của thị trường bất động sản. Tại Hà Nội và TP HCM, khoảng 70% nguồn cung mới đưa ra thị trường là sản phẩm cao cấp, siêu sang. Thậm chí những căn nhà hơn 1 triệu USD xuất hiện ngày càng nhiều, trong khi nhà ở bình dân biến mất”.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bêu tên hàng loạt chủ đầu tư chây ì đóng phí bảo trì chung cư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO