Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên chưa được cấp phép hoạt động chính thức

BẢO TRUNG| 08/10/2023 17:45

Đắk Lắk - Dù đã vận hành, tiếp nhận và điều trị bệnh nhân trong hơn 4 năm qua nhưng Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (cơ sở y tế công lập tuyến cuối của cả vùng Tây Nguyên) vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động chính thức.

Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên chưa được cấp phép hoạt động chính thức
Người dân đến khám bệnh, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Ảnh: Bảo Trung

Ngày 8.10, nguồn tin của Báo Lao Động xác nhận, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đi vào hoạt động từ năm 2019 nhưng đến nay vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấp phép hoạt động chính thức.

Trước đó, tháng 1.2023, UBND tỉnh Đắk Lắk có văn bản nêu rõ trách nhiệm của Sở Y tế và yêu cầu khẩn trương lập, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư xây dựng bệnh viện. Tuy nhiên, đến tháng 10.2023, vẫn chưa có thông báo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của bệnh viện.

Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk trước tình hình trên đã cấp Giấy phép hoạt động tạm thời số 0105/ĐL-GPHĐ ngày 28.12.2021 và gia hạn lần 2 tại Công văn số 4363/SYT-NVYD ngày 26.12.2022 cho đến khi có Giấp phép hoạt động thay thế.

Một góc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Ảnh: Bảo Trung
Một góc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Ảnh: Bảo Trung

Đại diện Bệnh viện vùng Tây Nguyên thông tin, hiện, các tòa nhà chính phục vụ công tác khám và điều trị bệnh nhân chưa được Ban quản lý dự án bệnh viện (trực thuộc Sở Y tế) quyết toán hoàn thành. Hồ sơ các hạng mục xây dựng chưa được bàn giao đầy đủ, chưa đảm bảo đầy đủ tính pháp lý để lưu trữ và không thực hiện sửa chữa, cải tạo nâng cấp được. Điển hình, trong năm 2023, bệnh viện được giao dự toán sửa chữa khoa Dược nhằm mục đích cải tạo kho lưu trữ thuốc đạt chuẩn GSP nhưng do tòa nhà B chưa quyết toán hoàn thành nên không thể triển khai.

Bên cạnh đó, các tòa nhà C,D, E qua quá trình sử dụng tồn tại một số bất cập trong thiết kế. Cụ thể, các tòa nhà rất kín, vào mùa khô, không khí oi bức. Các tòa nhà chưa quyết toán hoàn thành nên bệnh viện gặp khó khăn trong sửa chữa. Một số hạng mục công trình ở nhiều khoa, nhà tang lễ và hạng mục nhà cầu nối của các toà nhà B, C, D, E, nhà để xe nhân viên chưa được lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy do thiếu thủ tục pháp lý.

Ngoài ra, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đang quá tải, gây ứ đọng, ô nhiễm đến môi trường. Nguyên nhân, công suất xử lý nước thải chỉ đáp ứng cho 800 giường bệnh trong khi thực tế hiện nay là từ 1.400 - 1.600 giường bệnh.

Theo laodong.vn
https://laodong.vn/xa-hoi/benh-vien-da-khoa-vung-tay-nguyen-chua-duoc-cap-phep-hoat-dong-chinh-thuc-1251674.ldo
Copy Link
https://laodong.vn/xa-hoi/benh-vien-da-khoa-vung-tay-nguyen-chua-duoc-cap-phep-hoat-dong-chinh-thuc-1251674.ldo
Bài liên quan
  • Lớp học của nữ diễn viên trong bệnh viện tâm thần
    8h sáng. Trong căn phòng rộng, cô giáo Nguyễn Thị Ái Toàn (43 tuổi) ngồi xếp bằng trên tấm thảm nhỏ. Cô ngồi gần như bất động. Gương mặt của cô hiền lành phúc hậu. Một phụ nữ bước vào, lặng lẽ tìm tấm thảm trải xuống đất ngồi đối diện với cô. Rồi tiếp theo vài người nữa cho đến khi căn phòng trở nên chật chội. Cô giáo nở nụ cười. Buổi tập bắt đầu.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên chưa được cấp phép hoạt động chính thức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO