Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những con tinh tinh hoang dã ở các khu rừng Tây Phi cũng bị nhiễm bệnh phong. Đây có thể được coi là một khám phá vô cùng bất ngờ và các nhà nghiên cứu cũng khá tự tin khi nhận định rằng nguồn lây nhiễm căn bệnh này cho loài tinh tinh hoàn toàn không phải xuất phát từ con người.
Cho tới nay đã có ít nhất hai quần thể tinh tinh Tây Phi (Pan troglodytes verus) tại Khu bảo tồn Guinea-Bissau của Cantanhez và Vườn Quốc gia Taï ở Côte d'Ivoire được ghi nhân có cá thể bị nhiễm căn bệnh này. Và những cá thể nhiễm bệnh cũng xuất hiện những tình trạng khá tương tự như biểu hiện của bệnh phong ở con người.
Để có thể quan sát kỹ hơn, nhóm nghiên cứu đã thiết lập những máy ảnh ngụy trang rải rác xung quanh các vườn bảo tồn quốc gia và chụp được ảnh của ít nhất 4 con tinh tinh bị nhiễm bệnh, nhưng tổn thương biến dạng của chúng xuất hiện ở những vùng cơ thể như mặt, tai cũng như tứ chi.
Để có thể tìm hiểu kỹ hơn, nhóm nghiên cứu đã thu thập các mẫu phân của chúng và phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh phong, Mycobacterium leprae. Ngoài ra, loại vi khuẩn này cũng từng được phát hiện trong một mẫu giải phẫu được lấy từ xác một con tinh tinh cái trưởng thành tên là Zora đã bị một con báo gấm giết vào năm 2009.
Trên thực tế, bệnh phong không chỉ ảnh hưởng tới con người mà nó còn tác động đến các loài như sóc và armadillos (họ thú có mai). Trước đây, bệnh phong cũng đã từng được nhìn thấy ở tinh tinh và các loài linh trưởng khác trong môi trường bị nuôi nhốt, nhưng đây là lần đầu tiên bệnh phong được ghi nhận trong các quần thể tinh tinh hoang dã.
Bệnh phong từng được phát hiện ở những con tinh tinh được sử dụng cho nghiên cứu y tế ở Mỹ và Nhật Bản có nguồn gốc từ Tây Phi. Phân tích di truyền cho thấy rằng những con tinh tinh được sử dụng để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã bị nhiễm căn bệnh này khi còn nhỏ nhưng lại không hề phát bệnh và biểu hiện ra ngoài trong suốt những năm sau đó. Tuy nhiên, tới nay giới khoa học mới phát hiện thấy trường hợp bệnh phong thực sự được biểu hiện trong các quần thể tinh tinh hoang dã.
Tiến sĩ Fabian Leendertz, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, cho tới nay, tỷ lệ nhiễm bệnh bên ngoài tự nhiên vẫn còn khá thấp nên không thể nói rằng bệnh phong là một mối đe dọa đối với việc bảo tồn, nhưng vẫn cần phải theo dõi tình hình của những cá thể nhiễm bệnh kỹ lưỡng hơn.
Bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng mãn tính thường gây ra bởi vi khuẩn kháng acid Mycobacterium leprae, trong đó có một thể duy nhất cho dây thần kinh ngoại vi, da, và niêm mạc màng nhầy của đường hô hấp trên. Triệu chứng là rất đa dạng và bao gồm nhiều loại hình tổn thương da và bệnh lý thần kinh ngoại vi. Chẩn đoán lâm sàng và được khẳng định bằng sinh thiết. Điều trị thường với dapsone kết hợp với các thuốc kháng sinh khác, bệnh nhân sẽ nhanh chóng trở nên không còn nguy cơ lây nhiễm khi bắt đầu điều trị.
"Từ những dữ liệu quan sát được có thể thấy sự lây lan của căn bệnh này trên cơ thể tinh tinh hoang dã diễn ra khác chậm, tổng cộng có khoảng hai cá thể ở mỗi quần thể tinh tinh bị nhiễm bệnh", Leendertz tiếp tục cho biết.
Phân tích di truyền của vi khuẩn thu được từ các mẫu phân của các cá thể nhiễm bệnh đã cho thấy một số điều khá thú vị. Thứ nhất, các mẫu vật được thu thập từ hai địa điểm khác nhau có hai chủng bệnh phong khác nhau, điều này cho sự lây nhiễm bệnh của hai quần thể tinh tinh phát sinh riêng biệt. Thứ hai, kiểu gen của chủng vi khuẩn gây ra bệnh phong ở hai quần thể tinh tinh nhiễm bệnh cực kỳ hiếm xuất hiện ở người, điều này cho thấy rằng không có khả năng căn bệnh này ở loài tinh tinh bắt nguồn từ việc tiếp xúc với con người.
Hơn nữa, bệnh phong thường lây lan qua tiếp xúc lâu dài với nguồn bệnh. Nhưng những con tinh tinh hoang dã này hiếm khi tiếp xúc với con người ngoài các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu chúng. Đáng chú ý, không có nhà nghiên cứu nào liên quan đến tinh tinh được chẩn đoán mắc bệnh phong. Đồng thời họ cũng tuân thủ các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt, chẳng hạn như giữ khoảng cách 7 mét và đeo khẩu trang, để giảm nguy cơ dịch bệnh từ người sang linh trưởng.
Điều này đặt ra câu hỏi, làm thế nào mà tinh tinh bị nhiễm bệnh? Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra được câu trả lời có đủ căn cứ khoa học, nhưng họ nghi ngờ nó đến từ một loài động vật khác hoặc một nguồn không xác định đến từ môi trường.
M. leprae là nguyên nhân gây ra bệnh phong duy nhất cho đến năm 2008, khi một loài thứ hai, M. lepromatosis được xác định ở Mexico. Mặc dù bệnh phong không có khả năng lây nhiễm cao, hiếm khi gây tử vong, và có thể điều trị hiệu quả bằng kháng sinh, nó vẫn liên quan đến sự kỳ thị xã hội đáng kể. Sự hiểu lầm về bệnh có thể tồn tại bởi vì bệnh phong là không thể chữa khỏi trước khi sự ra đời của liệu pháp kháng sinh hiệu quả vào những năm 1940. Những người mắc bệnh sẽ bị biến dạng và thường bị khuyết tật nghiêm trọng, làm cho họ sợ và tránh xa người khác. Vì sự kỳ thị xã hội này, tác động tâm lý của bệnh phong là rất nghiêm trọng.