Theo thống kê tại BV Thanh Nhàn, Hà Nội, từ đầu mùa hè đến nay, có khoảng 100 trường hợp mắc cúm A phải nhập viện. Ngày cao điểm có tới 30-40 bệnh nhân đến khám.
Sức khỏe của bà H. và bà Đ. đang dần ổn định
Bà H. cho biết, thường ngày bà ít khi ra ngoài và nếu có đi đều đeo khẩu trang cẩn thận nên khá bất ngờ khi biết mình mắc cúm A.
Tương tự trường hợp bà H, bà L.T.Đ, 58 tuổi ở phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội, vì mắc cúm A trên nền bệnh u đại tràng kèm đái tháo đường nên việc điều trị khó khăn hơn. Bà nằm viện đã gần 2 tuần nay nhưng thỉnh thoảng vẫn bị những cơn co thắt ngực do ho kéo dài. Bà Đ. cho biết: “Tôi bị cúm A tổn thương phổi, cũng phải thở ôxy, tiêm kháng sinh vào mệt lắm".
Cùng nằm ở Khoa bệnh nghề nghiệp, BV Thanh Nhàn với bà H. còn có 14 bệnh nhân khác, tất cả đều nhập viện trong tình trạng nặng, khó thở.
Theo các bác sĩ, bệnh cúm A do các chủng virus như H1N1, H5N1, H7N9 gây ra, thường xuất hiện vào mùa đông xuân, thời tiết lạnh, nồm ẩm. Vì vậy, việc bệnh nhân mắc cúm A tăng vào mùa hè năm nay được coi là hiện tượng bất thường.
BS Nguyễn Trọng Hưng - Khoa bệnh nghề nghiệp, BV Thanh Nhàn cho rằng, hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh cúm A tăng bất thường vào mùa hè năm nay nhưng có thực tế là tất cả các bệnh nhân đến khám và nhập viện điều trị cúm A đều chưa tiêm vaccine.
Cũng giống như Covid-19, bệnh cúm A lây qua các giọt bắn khi tiếp xúc nên để phòng bệnh, người dân nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, nơi công cộng, hàng năm tiêm vaccine phòng chống cúm A.
Những triệu chứng của bệnh cúm A cũng giống như Covid-19 nên để phân biệt hai bệnh này chỉ có cách là làm xét nghiệm. Và, để phòng những biến chứng nặng, khi có các dấu hiệu như ho, đau rát họng, sốt cao, uống thuốc hạ sốt không đáp ứng, sổ mũi, hắt hơi thì bệnh nhân nên đến bệnh viện khám sớm.