Bảy nước kêu gọi doanh nghiệp công nghệ cài đặt cửa hậu trên sản phẩm

12/10/2020 14:49

Các thành viên của liên minh Five Eyes và Ấn Độ, Nhật Bản kêu gọi doanh nghiệp công nghệ đưa ra giải pháp cho phép nhà hành pháp tiếp cận những phương tiện liên lạc mã hóa.

Bảy nước kêu gọi doanh nghiệp công nghệ cài đặt cửa hậu trên sản phẩm

Liên minh Five Eyes bao gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand. Năm 2018 và 2019, liên minh cũng kêu gọi các hãng công nghệ lớn đồng ý cài cửa hậu (backdoor). Các quan chức chính phủ cho rằng họ đã bị đặt vào thế khó khi doanh nghiệp tích hợp mã hóa đầu cuối (E2EE) trong sản phẩm. Nếu được triển khai đúng, E2EE sẽ giúp người dùng nói chuyện một cách an toàn, dù qua văn bản, âm thanh hay video.

Đại diện từ 7 quốc gia nói trên tranh luận mã hóa E2EE trên các nền tảng công nghệ lớn đã ngăn cản nhà hành pháp điều tra đường dây tội phạm. Không chỉ có vậy, bản thân các hãng cũng không thể thi hành điều khoản dịch vụ của riêng mình. Họ không thể tiếp cận một số cuộc trò chuyện và cung cấp dữ liệu cần thiết cho nhà điều tra.

Theo các quan chức, điều này mang tới “thiên đường” cho hoạt động tội phạm và đe dọa sự an toàn của những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, chẳng hạn trẻ em. Trong thông cáo báo chí, 7 chính phủ kêu gọi các hãng công nghệ hợp tác để tìm ra giải pháp kỹ thuật hợp lý. Chính phủ cam kết làm việc để phát triển giải pháp cho phép người dùng tiếp tục sử dụng phương tiện liên lạc an toàn, bảo mật nhưng đồng thời giúp nhà hành pháp và hãng công nghệ triệt phá hoạt động phi pháp.

Bảy chính phủ không chỉ kêu gọi cài đặt cửa hậu trên các ứng dụng nhắn tin tức thời như Messenger mà còn trên thiết bị, phần mềm được làm riêng và những nền tảng tích hợp khác.

Vào tháng 12/2018, Australia là nước dân chủ lớn đầu tiên giới thiệu luật xử lý mã hóa. Mỹ và châu Âu cũng nỗ lực đưa ra luật tương tự song không thành công, chủ yếu do vấp phải sự phản đối của các hãng công nghệ, tổ chức phi lợi nhuận và công chúng.

  • Sớm đấu giá thêm tần số mới cho mạng 4G, 5G
    Bộ TT&TT đang làm các thủ tục để đấu giá lại khối băng tần C3 (3.800-3.900 MHz). Việc đấu giá tần số 700 MHz dự kiến được thực hiện trong năm 2024
  • Không đưa thông tin sai lệch lên mạng xã hội dù chỉ là hài hước
    Theo số liệu về công tác giám sát tỷ lệ thông tin trên báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông, tháng 4/2024, tỷ lệ thông tin tiêu cực trên báo chí là 19,03%, tăng 0,92% so với tháng trước (giảm 7,69% so với cùng kỳ). Tỷ lệ thông tin tích cực trên báo chí là 60,23%, giảm 2,17% so với tháng trước (giảm 2,48% so với cùng kỳ).
  • Loạt sản phẩm công nghệ mới ra mắt
    Huawei vừa giới thiệu loạt thiết bị đeo tay, thiết bị nghe, sản phẩm văn phòng thông minh cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC), bao gồm đồng hồ HUAWEI WATCH FIT 3, laptop HUAWEI MateBook X Pro, và máy tính bảng HUAWEI MatePad 11.5”S.
  • 91% lừa đảo trên không gian mạng liên quan đến tài chính
    Theo thống kê, năm 2023, trên Cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; trong đó có 91% thông tin liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022. Tỷ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.
  • Muốn diệt lừa đảo trên mạng phải giải quyết được SIM rác
    Việc giải quyết vấn đề SIM rác là trách nhiệm lớn của các nhà mạng trong cuộc chiến chống lừa đảo, bảo vệ người dùng Internet Việt Nam.
  • Một giải Poker bị hủy sau khi Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát
    Liên quan một giải đấu Poker đang được quảng cáo trên mạng xã hội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao các đơn vị khẩn trương kiểm tra, yêu cầu dừng ngay việc tổ chức giải nếu chưa thực hiện đúng quy trình.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bảy nước kêu gọi doanh nghiệp công nghệ cài đặt cửa hậu trên sản phẩm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO