Bất ngờ trước khả năng củng cố hệ miễn dịch của vitamin D

25/07/2021 19:17

Thông thường nhắc đến tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, vitamin C là cái tên được nghĩ đến nhiều nhất. Trong khi đó vitamin D hầu như gắn với công dụng “kinh điển” trong việc duy trì mật độ khoáng xương

Các nghiên cứu gần đây cho thấy vitamin D có tác dụng quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, nhất là các bệnh nhiễm trùng. Vậy vitamin D chi phối đến sự hoạt động của hệ miễn dịch như thế nào?

Bất ngờ trước khả năng củng cố hệ miễn dịch của vitamin D

Vitamin D là gì?

Vitamin D (hay còn gọi là Calciferol) là một loại vitamin tan trong chất béo. Thông thường cơ thể không tự tổng hợp vitamin và khoáng chất mà chỉ có thể “nạp” thông qua thực phẩm bên ngoài. Tuy nhiên, vitamin D cũng có thể được tổng hợp bằng quá trình quang hóa. Dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím UVB, quá trình chuyển hóa chất dưới da sẽ được diễn ra và hình thành dạng hoạt động của vitamin D trong cơ thể.

Vitamin D có hai cấu trúc sinh lý chính bao gồm vitamin D2 (Ergocalciferol) và vitamin D3 (Cholecalciferol). Nếu vitamin D3 được tổng hợp dưới da nhờ ánh nắng mặt trời (chiếm 80-90%) thì vitamin D2 lại có thể bổ sung qua thực phẩm như đồ biển, cá hoặc các thức ăn giàu vitamin D như lòng đỏ trứng gà, sữa, bánh quy, ngũ cốc,… Mặc dù cơ thể cần cả vitamin D2 và D3 nhưng chủ yếu vitamin D3 sẽ chiếm phần lớn dưới dạng tích hợp trong cơ thể.

Vitamin D là thành phần thiết yếu trong việc xây dựng và duy trì xương chắc khỏe. Bởi lẽ Canxi là thành phần chính của xương và cơ thể chỉ có thể hấp thụ được khi có vitamin D. Do đó việc thiếu hụt vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, biểu hiện dưới dạng còi xương ở trẻ nhỏ hoặc loãng xương ở người lớn tuổi.

Vitamin D và mối tương quan với bệnh nhiễm trùng

Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm chứng minh mối tương quan giữa việc thiếu hụt vitamin D với các bệnh nhiễm trùng. Quan sát ban đầu cho thấy trẻ em còi xương suy dinh dưỡng có xu hướng dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hơn. Vitamin D3 (phân lập từ dầu cá tuyết) đã “vô tình” được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng như bệnh lao trước khi thuốc kháng sinh ra đời.

Trên thực tế, các nghiên cứu dịch tễ học gần đây đã chứng minh được mối liên hệ chặt chẽ giữa nồng độ vitamin D với tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm khác nhau. Trong đó bao gồm cả sốc nhiễm trùng, cúm và nhiễm trùng đường hô hấp.

Vai trò và cơ chế hoạt động của vitamin D với hệ miễn dịch

Bất ngờ trước khả năng củng cố hệ miễn dịch của vitamin D

Vitamin D được biểu hiện trên các tế bào miễn dịch như tế bào lympho B, T, tế bào trình diện kháng nguyên (Antigen Presenting Cells – APC) và tất cả tế bào miễn dịch này đều có khả năng tổng hợp chất chuyển hóa vitamin D nên vitamin D có thể hoạt động theo cơ chế nội tiết hoặc tự tiết trong môi trường miễn dịch. Tác dụng có lợi của vitamin D đối với khả năng miễn dịch một phần là do tác dụng của nó đối với hệ thống miễn dịch bẩm sinh.

Chính vì vậy, vitamin D cũng góp phần giúp cơ thể “chiến đấu” lại vi khuẩn. Đó cũng là lý do vì sao thiếu hụt vitamin D sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng miễn dịch và tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp.

Cách tăng cường Vitamin D trong cơ thể

Một số cách cơ bản để tăng cường vitamin D có thể kể đến như:

  • Tắm nắng (thời gian tắm nắng lý tưởng nhất là trước 8 giờ sáng và khoảng 4-5 giờ chiều. Mỗi lần tắm nắng kéo dài từ 15 đến 20 phút).
  • Ăn đồ biển trong đó có cá mỡ như cá hồi, cá tuna hay tôm
  • Ăn nấm
  • Ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng như lòng đỏ trứng gà, gan, ngũ cốc,…
  • Uống sữa (trong sữa chứa cả vitamin D và Canxi)
  • Bổ sung thêm vitamin D bằng thực phẩm chức năng nếu cơ thể không đủ chất.

Bổ sung vitamin D thế nào cho đúng?

Cũng giống như những loại vitamin và khoáng chất khác, vitamin D cần được bổ sung đúng cách để cơ thể không rơi vào tình trạng thừa hay thiếu vitamin. Đặc biệt, nếu bổ sung vitamin hàng ngày thì chỉ cần sử dụng vitamin D3 liều thấp (400IU) với cả trẻ em và người lớn để tăng cường kháng thể.

    • Hai lưu ý giúp phòng tránh căn bệnh gây tử vong nhiều hơn ung thư
      Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong đó gần 10% là người trẻ. Đây là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn cả ung thư.
    • 5 loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa gây tích tụ mỡ nội tạng
      Chất béo chuyển hóa được nhiều người coi là một trong những loại chất béo không tốt cho sức khỏe nhất. Việc tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa trong thời gian dài có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và tích tụ mỡ nội tạng.
    • 4 loại nước uống thanh lọc phổi hiệu quả
      Thanh lọc phổi có thể là một phần quan trọng của quy trình chăm sóc sức khỏe đặc biệt đối với những người sống trong môi trường ô nhiễm hoặc làm việc trong môi trường có hại. Dưới đây là bốn loại nước uống có thể giúp thanh lọc phổi hiệu quả.
    • Bí quyết bảo vệ làn da khi đi du lịch vào mùa hè
      Mùa hè là thời điểm lí tưởng để du lịch, nhưng khi tham gia các hoạt động ngoài trời dưới cái nắng gay gắt, việc chăm sóc làn da trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
    • 6 trường hợp người cao tuổi không nên uống sữa
      Sữa rất giàu vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K, cũng như giàu khoáng chất, đặc biệt là canxi, phốt pho, sắt và iốt. Tuy nhiên, với một số trường hợp người cao tuổi - uống sữa lại ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và sức khỏe.
    • 3 cách bổ sung hạt chia để giảm mỡ nội tạng
      Thói quen ăn uống không lành mạnh ngoài việc gây khó khăn khi giảm mỡ bụng, còn làm gia tăng mỡ nội tạng và các vấn đề về sức khỏe. Hạt chia giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong ruột, từ đó giúp giảm mỡ nội tạng. Do đó, chúng ta cần bổ sung hạt chia vào chế độ ăn uống.
    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    Bất ngờ trước khả năng củng cố hệ miễn dịch của vitamin D
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO