"Bật mí" những bí mật về thiên tài Albert Einstein

Nguyễn Thuận| 21/06/2022 21:41

Cuộc đời của nhà vật lý học thiên tài Albert Einstein - người đoạt giải Nobel Vật lý năm 1921 - có nhiều điều bí ẩn ít người biết.

Không chỉ là nhà vật lý học vĩ đại nhất mọi thời đại, Albert Einstein còn là biểu tượng của văn hóa đại chúng. Thuyết tương đối hẹp (SRT) mang tính đột phá của Einstein đã đưa ông vào danh sách những nhân vật nổi bật nhất trong lịch sử loài người.

Cũng như các nhân vật nổi tiếng khác, cuộc đời của Albert Einstein còn chứa đựng nhiều sự thật được chứng minh là… có thật và không hiếm những điều được tin là sự thật nhưng lại nhuốm màu huyền thoại tồn tại cho đến tận ngày nay.

Cuộc đời của thiên tài Albert Einstein có nhiều điều bí ẩn ít người biết. Ảnh: Getty Images
Cuộc đời của thiên tài Albert Einstein có nhiều điều bí ẩn ít người biết. Ảnh: Getty Images

Dưới đây là một vài sự thật ít người biết về Einstein.

Từng mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

Khi còn là một đứa trẻ, Albert Einstein mắc chứng tăng động và thường xuyên giận dữ không thể kiểm soát, đến mức có thể ném bất cứ đồ vật nào xuất hiện trong tầm tay.

Giỏi môn toán

Albert Einstein có tài năng thiên bẩm về môn toán. Đây là một huyền thoại thường được đề cập mỗi khi người ta nhắc đến ông. Ông đã từng nói rằng: "Trước khi tôi 15 tuổi, tôi đã thành thạo phép tính vi phân và tích phân". Tuy nhiên, Albert Einstein đã bỏ học khi mới 15 tuổi.

Albert Einstein bộc lộ năng khiếu về môn toán ngay từ khi còn nhỏ. Ảnh: Getty Images
Albert Einstein bộc lộ năng khiếu về môn toán ngay từ khi còn nhỏ. Ảnh: Getty Images

Từng là người không quốc tịch

Albert Einstein từng từ bỏ quốc tịch Đức khi 16 tuổi bởi ông tự cho rằng, mình là công dân của thế giới. Ông giữ tình trạng không quốc tịch mãi cho đến năm 1901 khi trở thành công dân Thụy Sĩ và đăng ký quốc tịch của nước này.

Vợ đầu là bạn đồng môn

Einstein kết hôn với người vợ đầu tiên là bà Mileva Marić, vốn là nữ sinh viên duy nhất trong lớp vật lý của ông tại Đại học Bách khoa Zürich.

Einstein và người vợ đầu, Mileva Marić. Ảnh: Getty Images
Einstein và người vợ đầu, Mileva Marić. Ảnh: Getty Images

Từng trong tầm ngắm của FBI

Albert Einstein từng bị Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) giám sát. FBI có một hồ sơ dài 1.427 trang về Einstein, chủ yếu tập trung vào mối quan hệ của ông với các tổ chức quốc tế bên ngoài nước Mỹ.

Einstein đã phải sống trong vòng giám sát của FBI tổng cộng 22 năm.

Có con gái ngoài giá thú

Albert Einstein có một đứa con ngoài giá thú với bà Mileva. Bà Mileva sinh con vào năm 1902 ở Serbia khi hai người chưa kết hôn và bà đang sống với gia đình nhà ngoại.

Em bé được đặt tên là Lieserl và các nhà sử học cho rằng đứa bé đã được gia đình khác nhận làm con nuôi hoặc mất vì bệnh sốt ban đỏ. Và Einstein cũng không được gặp đứa con gái ngoài giá thú của ông lần nào. Sự tồn tại của cô bé được giấu kín cho đến khi các bức thư của Einstein được công bố rộng rãi vào năm 1987.

Einstein có con gái ngoài giá thú. Ảnh: Getty Images
Einstein có con gái ngoài giá thú. Ảnh: Getty Images

Đưacho vợ một bản quy tắc dài phải tuân thủ

Albert Einstein được cho là đã đưa cho bà Mileva Marić, người vợ đầu tiên của ông, một danh sách dài các yêu cầu cần tuân thủ khi sống chung với nhau. Trong đó có những điều như: ông cần được phục vụ một cách đều đặn ba bữa ăn trong ngày tại phòng làm việc, không cho phép ai sử dụng bàn làm việc của ông, không được phép thân mật với chồng khi chưa được sự đồng ý...

Dành hết số tiền từ giải Nobel đầu tiên để ly dị người vợ đầu tiên

Trước khi đoạt giải Nobel, Einstein đã dự định tặng lại tất cả tiền thưởng cho bà Mileva Marić để bà đồng ý ly dị. Số tiền ông nhận được từ giải thưởng này lên đến 32.250 USD (khoảng 740 triệu đồng), cao hơn 10 lần mức lương giáo sư trung bình hằng năm của Einstein vào thời điểm đó.

Bút tích của Einstein qua những bức thư ông gửi cho vợ mình. Ảnh: Getty Images
Bút tích của Einstein qua những bức thư ông gửi cho vợ mình. Ảnh: Getty Images

Kết hôn với em họ

Elsa, người vợ thứ hai của Einstein là em họ của ông. Hai người kết hôn vào năm 1919. Trước khi đến với nhau, họ đã có quan hệ tình cảm từ năm 1912 và có nhiều tin đồn rằng Einstein và Elsa nảy sinh tình cảm ngay từ khi ông chưa ly dị người vợ đầu.

Contrai mắc bệnh tâm thần

Con trai thứ hai của Einstein, Eduard, được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt và phần lớn cuộc đời phải sống trong bệnh viện tâm thần. Eduard qua đời tại bệnh viện tâm thần ở tuổi 55.

Eduard - con trai của Einstein. Ảnh: Getty Images
Eduard - con trai của Einstein. Ảnh: Getty Images

Phiêulưu tình ái với nữ điệp viên Liên Xô

Einstein có thể đã có mối quan hệ tình ái với một điệp viên người Liên Xô. Ông gặp Margarita Konenkova vào năm 1935 và họ có quan hệ tình cảm với nhau. Một số nguồn tin cho rằng Konenkova là một điệp viên có mật danh là "Đặc vụ Lucas", tuy nhiên, điều này chưa được nhà sử học nào xác nhận.

Einstein và Margarita Konenkova. Ảnh: Getty Images
Einstein và Margarita Konenkova. Ảnh: Getty Images

ẩn chỉ số thông minh

IQ của Einstein thực sự vẫn là một ẩn số bởi không ai thực sự biết chỉ số thông minh của ông. Một số nguồn tin cho rằng, chỉ số IQ của ông là 160, nhưng trên thực tế, nó chưa bao giờ được kiểm chứng và xác nhận chính thức.

Chưa có ghi nhận nào về chỉ số IQ của Einstein. Ảnh: Getty Images
Chưa có ghi nhận nào về chỉ số IQ của Einstein. Ảnh: Getty Images

Đammê âm nhạc

Einstein thư giãn bằng cách chơi vĩ cầm. Ông bắt đầu chơi vĩ cầm từ lúc lên năm 5 tuổi, và mỗi khi muốn thoát khỏi tình trạng căng thẳng, ông sẽ chơi môn này.

“Âm nhạc giúp ích cho anh ấy rất nhiều mỗi khi anh ấy mãi suy nghĩ về các lý thuyết của mình”, bà Elsa vợ ông tiết lộ.

Einstein học chơi violin từ khi lên 5 tuổi. Ảnh: Getty Images
Einstein học chơi violin từ khi lên 5 tuổi. Ảnh: Getty Images

Suýt trở thành Tổng thống Israel

Khi Tổng thống Israel Chaim Weizmann qua đời vào năm 1952, Albert Einstein đã được Thủ tướng Israel lúc bấy giờ là David Ben-Gurion đề nghị giữ chức Tổng thống. Sau một thời gian cân nhắc, Einstein đã từ chối.

Bộ não của Einstein chudu khắp thế giới sau khi ông qua đời

Ngày 18/4/1955, Albert Einstein trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 76 tại Bệnh viện Princeton, tiểu bang New Jersey, Mỹ. Theo nguyện vọng của Einstein, gia đình ông đã tổ chức một lễ tang hoàn toàn riêng tư và chỉ có duy nhất nhiếp ảnh gia Ralph Morse của tạp chí Life được mời đến tham dự.

Những bức ảnh cuối cùng về Einstein được giấu kín. 60 năm sau tạp chí Life mới đăng một số bức hình mà Morse chụp ngày chôn cất Einstein.

Quan tài của Albert Einstein đang được chuyển từ Bệnh viện Princeton đến nhà tang lễ ở New Jersey tháng 5/1955. Ảnh: Ralph Morse/Time & Life Pictures/Getty Images
Quan tài của Albert Einstein đang được chuyển từ Bệnh viện Princeton đến nhà tang lễ ở New Jersey tháng 5/1955. Ảnh: Ralph Morse/Time & Life Pictures/Getty Images

Ngay sau khi Einstein qua đời, bác sĩ Thomas Harvey đã mở hộp sọ của ông, tiêm chất chống phân hủy vào động mạch não, đặt vào trong dung dịch bảo quản bộ não được xem là thông minh nhất lịch sử để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học.

Bộ não của Einstein được mang đi đến nhiều nơi trên thế giới. Ảnh: Getty Images
Bộ não của Einstein được mang đi đến nhiều nơi trên thế giới. Ảnh: Getty Images

Hành động này đã khiến Harvey bị bệnh viện sa thải. Kể từ đó, bộ não của Einstein luôn đi theo Harvey cho tới năm 2005, Harvey giao nộp lại mẫu vật quý báu cho Bệnh viện Princeton. Hai năm sau đó, ông qua đời.

(Theo Star Insider)
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
"Bật mí" những bí mật về thiên tài Albert Einstein
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO