Bật đèn xe sẽ giúp tăng khả năng nhận biết cho người tham gia giao thông, đặc biệt là khi trời tối, điều kiện thời tiết hạn chế tầm quan sát. Theo quy định hiện nay, Người điều khiển phương tiện không tuân thủ bật đèn xe theo quy định sẽ bị phạt từ 800 đồng đến 1 triệu và nếu gây tai nạn giao thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng. Vậy, quy định bật đèn xe cụ thể thế nào?
Căn cứ Điều 27 Luật Giao thông đường bộ 2008 và quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng trong một số trường hợp nhất định với thời gian tương ứng sau đây:
Trường hợp chạy xe trong hầm đường bộ, buộc phải bật đèn chiếu sáng mà không cần quan tâm là mấy giờ.
Trường hợp chạy xe trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng mà không cần quan tâm là mấy giờ.
Trường hợp chạy xe trong điều kiện thời tiết bình thường, không thuộc trường hợp chạy xe trong hầm đường bộ thì bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau.
Nếu không bật đèn chiếu sáng theo quy định, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tùy thuộc vào mức độ lỗi và loại phương tiện.
Không bật đèn chiếu sáng đúng quy định bị phạt thế nào?
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, các phương tiện vi phạm quy định về bật đèn chiếu sáng sẽ bị phạt như sau:
Với ô tô: Chạy trong hầm đường bộ không bật đèn chiếu sáng gần; Chạy xe trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn không bật đèn chiếu sáng; Chạy xe không bật đèn trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau: Mức phạt 800 – 1 triệu đồng.
Với xe máy: Chạy trong hầm đường bộ không bật đèn chiếu sáng, phạt 400 - 600 nghìn đồng. Chạy xe trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn không bật đèn chiếu sáng, phạt 100 – 200 nghìn đồng. Không bật đèn trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau, phạt 100 – 200 nghìn đồng.