Bảo tồn và phát huy thủy hệ Kinh thành Huế

Phan Thanh Hải (Báo Thừa Thiên - Huế)| 10/07/2021 09:23

Dưới thời Nguyễn (1802 - 1945), quy hoạch đô thị ở khu vực Kinh thành được hoạch định cụ thể. Một trong những phần quan trọng góp phần khẳng định thành công của nghệ thuật kiến trúc đô thị Huế là hệ thống thủy đạo Kinh thành.

Bảo tồn và phát huy thủy hệ Kinh thành Huế - 1

Một số hồ ao, hào nước thuộc thủy hệ Kinh thành Huế

Hệ thống này hình thành từ thời Gia Long (1802-1820) và hoàn thiện dưới thời Minh Mạng (1820-1841); trong đó, hệ thống Hộ thành hà được hình thành sớm nhất. Ngoài sông Hương là sông tự nhiên, các sông còn lại ở ba phía của Kinh thành đều là sông đào. Sông Kẻ Vạn (Hữu hộ thành hà) đào vào năm 1814 - 1815; sông Đông Ba (Tả hộ thành hà) đào năm 1807, sông An Hòa (phía Bắc Kinh thành) đào năm 1805. Hệ thống Hào hộ thành (bao gồm hào bên ngoài bốn mặt Kinh thành và Hoàng thành) được xây dựng cùng thời điểm với quá trình xây dựng Kinh thành khoảng từ năm 1802 đến 1832.

Hệ thống hồ ao trong Kinh thành phần lớn được vua Gia Long và Minh Mạng cho đào mới và cải tạo lại từ vết tích của dòng sông cũ. Hồ được đào sớm nhất ở khu vực Hoàng thành là hồ Nội Kim thủy (năm 1804). Trong khu vực Kinh thành, hồ Khám được đào đầu tiên (năm 1804). Đối với sông Ngự Hà, quá trình xây dựng chia thành hai giai đoạn, đoạn từ Võ Khố đến Đông Thành Thủy Quan đào vào năm 1805. Đến năm 1825, đào tiếp đoạn nửa phần phía Tây, nối thông từ Võ Khố đến Tây Thành Thủy Quan.

Dưới thời Nguyễn, việc quản lý hệ thống thủy đạo được giao cho một cơ quan chuyên quản gọi là Vệ Giám Thành. Các vua Nguyễn đã đề ra các đạo luật nghiêm khắc để bảo vệ hệ thống thủy đạo. Do đó, hệ thống thủy đạo phát huy được tác dụng rất lớn trên nhiều lĩnh vực như an ninh quốc phòng, giao thông vận tải, cấp và thoát nước, đồng thời còn đảm nhận vai trò bảo vệ, cân bằng môi trường sinh thái, tạo cảnh quan đẹp cho Kinh thành.

Trong hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế, sông Ngự Hà có vai trò rất lớn. Con sông này thông với hệ thống hào và sông hộ thành ở hai mặt đông và tây, vừa cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong Kinh thành, vừa là tuyến giao thông huyết mạch từ Kinh thành ra bên ngoài và ngược lại. Dưới thời các vua Nguyễn, hàng vạn tấn lương thực và nguyên vật liệu xây dựng đã được vận chuyển vào các kho Kinh thương, Võ Khố qua cửa phía Đông của sông này.

Sông Ngự Hà vào thời ấy còn là tuyến thoát nước quan trọng, nhanh chóng giải thoát Kinh thành ra khỏi tình trạng ngập úng vào mùa mưa lũ. Ngự Hà còn được biết đến như là một con đường du ngoạn độc đáo của các vua Nguyễn, là sợi dây nối kết giữa các danh thắng nổi tiếng của đất đế đô, như Tịnh Tâm, Thư Quang, Thường Mậu, Khánh Ninh, Bảo Định mà các vua Nguyễn thường xuyên ngự giá.

Một trong những chức năng đặc biệt của hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế là điều hòa môi trường sinh thái và trang trí cho kiến trúc. Mặt nước trong các sông hồ kết hợp với các loại thực vật thủy sinh, đặc biệt là hoa sen, đã góp phần làm mềm hóa không gian kiến trúc, làm tăng thêm vẻ đẹp duyên dáng cho Kinh thành.

Hệ thống nước trong các hồ đã góp phần điều hòa nhiệt độ, tăng cường độ ẩm ở hầu khắp các khu vực trong Kinh thành Huế. Hệ thống cống rãnh nối thông giữa các hồ, và các con sông, giải quyết triệt để tình trạng ao tù nước đọng và điều hòa, chuyển tải dòng nước sạch đến khắp nơi trong Kinh thành. Mặt nước ở trong các hồ, ao còn mang đến cảm giác thư thái cho con người nhất là mùa nắng nóng. Một số hồ ao trong Kinh thành, như hồ Xã Tắc, hồ Thành Hoàng, còn đảm nhận các chức năng phong thủy cho khu di tích, với hàm ý “thủy tụ”.

Một số khác đã trở thành danh thắng của xứ Huế, là nỗi nhớ niềm thương của nhiều người con xa xứ. Nhiều hồ ao nổi tiếng, như Tịnh Tâm, Học Hải đã gắn bó với nhiều lớp người Huế. Đó là nơi hóng mát lúc nóng nực, nơi ngắm cảnh lúc cần sự tĩnh dưỡng và nghỉ ngơi.

Hiện nay, hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế bị xuống cấp nghiêm trọng, không còn đảm nhận tốt các chức năng ban đầu. Phần lớn người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống nước cổ này, nên chưa có ý thức gìn giữ. Hệ thống này hiện nay phần lớn thuộc quyền quản lý của 7 phường nội và ngoại thành, bao gồm Phú Hòa, Phú Thuận, Phú Bình, Thuận Hòa, Thuận Thành, Thuận Lộc, Tây Lộc. Công tác quản lý các tác động gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của hệ thống thủy đạo chưa được đồng bộ và triệt để.

Tình trạng dân cư lấn chiếm diện tích hồ để làm nhà ở, canh tác nông nghiệp, đổ nước và rác thải trực tiếp xuống sông, hồ diễn ra tương đối phổ biến gây ra tình trạng ứ đọng, bồi lắng lòng hồ, tắc nghẽn dòng chảy, ô nhiễm môi trường và hủy hoại các loại động, thực vật có lợi. Hệ thống cống thoát nước cổ cũng không còn hoạt động tốt càng làm tăng thêm tình trạng ngập úng trong mùa mưa lũ. Ngoài ra, tình trạng phát triển ồ ạt của cây bèo Nhật Bản, bèo hoa dâu càng làm tăng nguy cơ ô nhiễm và cản trở sự lưu thông của dòng nước trong hệ thống thủy đạo.

Cải tạo lại hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế là rất cần thiết nhằm giải quyết được tình trạng ô nhiễm, ngập úng; xây dựng môi trường cảnh quan sạch đẹp cho khu vực Kinh thành; phát triển các tuyến du lịch bằng đường thủy trong Nội thành, đem lại lợi ích kinh tế cho Nhân dân và chính quyền địa phương. Để khôi phục và vận hành hiệu quả hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế, bên cạnh các công tác mang tính chuyên sâu của các cơ quan chức năng, cần có sự hợp tác và chia sẻ của người dân địa phương.

Những năm qua, tỉnh và thành phố đã nỗ lực triển khai giải phóng các hộ dân cư và tu bổ, tôn tạo Ngự hà; nạo vét, tôn tạo một số hồ ao trong khu vực Kinh thành như hồ Tân Miếu, hồ Đô Thành Hoàng... và đang triển khai dự án di dời các hộ dân cư trong khu vực I Kinh thành, trong đó có các hộ dân cư lấn chiếm một số hồ ao. Đây là thời cơ và cũng là điều kiện rất tốt để Cố đô Huế triển khai các dự án phục hồi, tôn tạo thủy hệ Kinh thành Huế

Hệ thống này hình thành từ thời Gia Long (1802-1820) và hoàn thiện dưới thời Minh Mạng (1820-1841); trong đó, hệ thống Hộ thành hà được hình thành sớm nhất. Ngoài sông Hương là sông tự nhiên, các sông còn lại ở ba phía của Kinh thành đều là sông đào. Sông Kẻ Vạn (Hữu hộ thành hà) đào vào năm 1814 - 1815; sông Đông Ba (Tả hộ thành hà) đào năm 1807, sông An Hòa (phía Bắc Kinh thành) đào năm 1805.

Hệ thống Hào hộ thành (bao gồm hào bên ngoài bốn mặt Kinh thành và Hoàng thành) được xây dựng cùng thời điểm với quá trình xây dựng Kinh thành khoảng từ năm 1802 đến 1832. Hệ thống hồ ao trong Kinh thành phần lớn được vua Gia Long và Minh Mạng cho đào mới và cải tạo lại từ vết tích của dòng sông cũ. Hồ được đào sớm nhất ở khu vực Hoàng thành là hồ Nội Kim thủy (năm 1804).

Trong khu vực Kinh thành, hồ Khám được đào đầu tiên (năm 1804). Đối với sông Ngự Hà, quá trình xây dựng chia thành hai giai đoạn, đoạn từ Võ Khố đến Đông Thành Thủy Quan đào vào năm 1805. Đến năm 1825, đào tiếp đoạn nửa phần phía Tây, nối thông từ Võ Khố đến Tây Thành Thủy Quan.

Dưới thời Nguyễn, việc quản lý hệ thống thủy đạo được giao cho một cơ quan chuyên quản gọi là Vệ Giám Thành. Các vua Nguyễn đã đề ra các đạo luật nghiêm khắc để bảo vệ hệ thống thủy đạo. Do đó, hệ thống thủy đạo phát huy được tác dụng rất lớn trên nhiều lĩnh vực như an ninh quốc phòng, giao thông vận tải, cấp và thoát nước, đồng thời còn đảm nhận vai trò bảo vệ, cân bằng môi trường sinh thái, tạo cảnh quan đẹp cho Kinh thành.

Trong hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế, sông Ngự Hà có vai trò rất lớn. Con sông này thông với hệ thống hào và sông hộ thành ở hai mặt đông và tây, vừa cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong Kinh thành, vừa là tuyến giao thông huyết mạch từ Kinh thành ra bên ngoài và ngược lại.

Dưới thời các vua Nguyễn, hàng vạn tấn lương thực và nguyên vật liệu xây dựng đã được vận chuyển vào các kho Kinh thương, Võ Khố qua cửa phía Đông của sông này. Sông Ngự Hà vào thời ấy còn là tuyến thoát nước quan trọng, nhanh chóng giải thoát Kinh thành ra khỏi tình trạng ngập úng vào mùa mưa lũ. Ngự Hà còn được biết đến như là một con đường du ngoạn độc đáo của các vua Nguyễn, là sợi dây nối kết giữa các danh thắng nổi tiếng của đất đế đô, như Tịnh Tâm, Thư Quang, Thường Mậu, Khánh Ninh, Bảo Định mà các vua Nguyễn thường xuyên ngự giá.

Một trong những chức năng đặc biệt của hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế là điều hòa môi trường sinh thái và trang trí cho kiến trúc. Mặt nước trong các sông hồ kết hợp với các loại thực vật thủy sinh, đặc biệt là hoa sen, đã góp phần làm mềm hóa không gian kiến trúc, làm tăng thêm vẻ đẹp duyên dáng cho Kinh thành.

Hệ thống nước trong các hồ đã góp phần điều hòa nhiệt độ, tăng cường độ ẩm ở hầu khắp các khu vực trong Kinh thành Huế. Hệ thống cống rãnh nối thông giữa các hồ, và các con sông, giải quyết triệt để tình trạng ao tù nước đọng và điều hòa, chuyển tải dòng nước sạch đến khắp nơi trong Kinh thành. Mặt nước ở trong các hồ, ao còn mang đến cảm giác thư thái cho con người nhất là mùa nắng nóng.

Một số hồ ao trong Kinh thành, như hồ Xã Tắc, hồ Thành Hoàng, còn đảm nhận các chức năng phong thủy cho khu di tích, với hàm ý “thủy tụ”. Một số khác đã trở thành danh thắng của xứ Huế, là nỗi nhớ niềm thương của nhiều người con xa xứ. Nhiều hồ ao nổi tiếng, như Tịnh Tâm, Học Hải đã gắn bó với nhiều lớp người Huế. Đó là nơi hóng mát lúc nóng nực, nơi ngắm cảnh lúc cần sự tĩnh dưỡng và nghỉ ngơi.

Hiện nay, hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế bị xuống cấp nghiêm trọng, không còn đảm nhận tốt các chức năng ban đầu. Phần lớn người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống nước cổ này, nên chưa có ý thức gìn giữ. Hệ thống này hiện nay phần lớn thuộc quyền quản lý của 7 phường nội và ngoại thành, bao gồm Phú Hòa, Phú Thuận, Phú Bình, Thuận Hòa, Thuận Thành, Thuận Lộc, Tây Lộc.

Công tác quản lý các tác động gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của hệ thống thủy đạo chưa được đồng bộ và triệt để. Tình trạng dân cư lấn chiếm diện tích hồ để làm nhà ở, canh tác nông nghiệp, đổ nước và rác thải trực tiếp xuống sông, hồ diễn ra tương đối phổ biến gây ra tình trạng ứ đọng, bồi lắng lòng hồ, tắc nghẽn dòng chảy, ô nhiễm môi trường và hủy hoại các loại động, thực vật có lợi.

Hệ thống cống thoát nước cổ cũng không còn hoạt động tốt càng làm tăng thêm tình trạng ngập úng trong mùa mưa lũ. Ngoài ra, tình trạng phát triển ồ ạt của cây bèo Nhật Bản, bèo hoa dâu càng làm tăng nguy cơ ô nhiễm và cản trở sự lưu thông của dòng nước trong hệ thống thủy đạo.

Cải tạo lại hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế là rất cần thiết nhằm giải quyết được tình trạng ô nhiễm, ngập úng; xây dựng môi trường cảnh quan sạch đẹp cho khu vực Kinh thành; phát triển các tuyến du lịch bằng đường thủy trong Nội thành, đem lại lợi ích kinh tế cho Nhân dân và chính quyền địa phương. Để khôi phục và vận hành hiệu quả hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế, bên cạnh các công tác mang tính chuyên sâu của các cơ quan chức năng, cần có sự hợp tác và chia sẻ của người dân địa phương.

Những năm qua, tỉnh và thành phố đã nỗ lực triển khai giải phóng các hộ dân cư và tu bổ, tôn tạo Ngự hà; nạo vét, tôn tạo một số hồ ao trong khu vực Kinh thành như hồ Tân Miếu, hồ Đô Thành Hoàng... và đang triển khai dự án di dời các hộ dân cư trong khu vực I Kinh thành, trong đó có các hộ dân cư lấn chiếm một số hồ ao. Đây là thời cơ và cũng là điều kiện rất tốt để Cố đô Huế triển khai các dự án phục hồi, tôn tạo thủy hệ Kinh thành Huế

Theo tcdulichtphcm.vn
https://tcdulichtphcm.vn/suy-ngam/bao-ton-va-phat-huy-thuy-he-kinh-thanh-hue-c8a10590.html
Copy Link
https://tcdulichtphcm.vn/suy-ngam/bao-ton-va-phat-huy-thuy-he-kinh-thanh-hue-c8a10590.html
    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    Bảo tồn và phát huy thủy hệ Kinh thành Huế
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO