Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đón các đại sứ và đại diện UNESCO tham quan tìm hiểu tranh sơn mài

Đăng Khoa - Văn Lâm - Thanh Hiếu| 05/06/2022 17:59

Hơn 20 đại sứ, đại diện các tổ chức văn hóa đã tới tham quan tìm hiểu tranh sơn mài tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Các quan khách cũng đã được trải nghiệm ứng dụng trợ lý thông minh iMuseum VFA. 

Các quan khách nghe giới thiệu các tác phẩm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Các quan khách nghe giới thiệu các tác phẩm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan từ năm 1966, tức là cách đây 56 năm. Bảo tàng có vị trí quan trọng trong việc lưu giữ và phát huy kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Hiện nay Bảo tàng đang trưng bày 2000 hiện vật theo dòng chảy của nền mỹ thuật Việt Nam từ thời tiền - sơ sử cho đến đương đại, trong đó có 9 bảo vật quốc gia và các sưu tập nghệ thuật đặc sắc như tranh sơn mài, tranh sơn dầu, tranh lụa, tranh giấy, tranh dân gian, gốm...

Trong buổi đón tiếp các đại sứ và đại diện tổ chức văn hóa vừa qua, ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng - đã giới thiệu những nét phác thảo về quá trình sáng tạo tranh sơn mài. Ông Minh cho biết nền mỹ thuật Việt Nam đã sớm có sự giao lưu với hội họa phương Tây, ngay từ đầu thế kỷ 20, thông qua Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Các thế hệ họa sĩ đầu tiên của ngôi trường này không chỉ được tiếp xúc với những chất liệu ngoại nhập như sơn dầu, mà cũng chính tại đây họ cùng với các nghệ nhân nghề sơn đã nghiên cứu, thử nghiệm chất liệu sơn ta truyền thống để biến nó thành một chất liệu cho hội họa - đó chính là tranh sơn mài.

Video ông Nguyễn Anh Minh phát biểu tại sự kiện

Ông Christian Manhart, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đánh giá rất cao các tác phẩm sơn mài được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ông cũng chia sẻ thêm rằng trong số các khách tham dự triển lãm có 3 nhà khoa học Mỹ vừa từ Hạ Long trở về. Họ đang phối hợp với UNESCO và phía Việt Nam đánh giá sức tải của du lịch Hạ Long, xem Hạ Long có thể đón tiếp bao nhiêu khách du lịch mà không ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đón các đại sứ và đại diện UNESCO tham quan tìm hiểu tranh sơn mài ảnh 1

Ông Christian Manhart, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam

Bà Lê Thị Thu Hằng, Trợ lý Ngoại trưởng, Vụ trưởng Vụ thông tin Báo chí, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhận xét rằng trong quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19, du lịch di sản đang là ngành phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam - một đất nước có bề dày lịch sử hàng nghìn năm và nền văn hóa phong phú với 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và 14 di sản phi vật thể được UNESCO vinh danh.

Bà Lê Thị Thu Hằng đề nghị UNESCO các đại sứ ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Ủy ban Liên Chính phủ về Bảo vệ Di sản văn hóa Phi vật thể nhiệm kỳ 2022 - 2026. Điều này thể hiện ý chí mạnh mẽ của Việt Nam trong việc góp phần bảo tồn sự đa dạng văn hóa và phát triển bền vững các di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới.

Video bà Lê Thị Thu Hằng - Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí phát biểu tại sự kiện

Cũng trong buổi giới thiệu nghệ thuật tranh sơn mài, đại diện UNESCO, các đại sứ và quan khách tham dự đã trải nghiệm ứng dụng trợ lý thông minh của bảo tàng có tên là iMuseum VFA. Đây là ứng dụng đa phương tiện gồm audio, text, ảnh chất lượng cao, với 8 ngôn ngữ thuyết minh giúp khách tham quan có thể nắm được thông tin các tác phẩm nghệ thuật một cách trực tuyến hoặc trực tiếp tại bảo tàng. Được biết ứng dụng này cũng vừa đạt được Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021 ở hạng mục Sản phẩm, Giải pháp công nghệ số xuất sắc.

Trả lời VietTimes, đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam nói rằng ứng dụng iMuseum VFA rất hữu ích với người nước ngoài, bởi vì thông qua các tác phẩm nghệ thuật nó giúp người xem hiểu được văn hóa và con người Việt Nam, đồng thời mở rộng được đối tượng người xem.

Ông Ratnam cũng nói rằng Bảo tàng Quốc gia Singapore cũng ứng dụng công nghệ để hỗ trợ khách tham quan và ông hy vọng Singapore và Việt Nam có thể hợp tác trao đổi về lĩnh vực này.

Bà Aida Kaplan, chuyên gia công nghệ của Tập đoàn tư vấn Kiran - người đang giúp UNESCO khảo sát sức tải du lịch Hạ Long - nói với VietTimes rằng ứng dụng đa phương tiện iMuseum VFA rất hữu ích. Ở Mỹ cũng có những ứng dụng tương tự.

Khi được hỏi ứng dụng có cần cải tiến gì không, bà Kaplan nói rằng tất nhiên ứng dụng có thể được nâng cấp nhưng bà thấy nó đã rất tốt rồi, bà rất thích ứng dụng này.

Một số hình ảnh tại buổi triển lãm, tìm hiểu nghệ thuật tranh sơn mài nói riêng và các tác phẩm điêu khắc, hội họa tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, ngày 4/6/2022:

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đón các đại sứ và đại diện UNESCO tham quan tìm hiểu tranh sơn mài ảnh 2

Toàn cảnh buổi giao lưu, triển lãm giới thiệu nghệ thuật tranh sơn mài

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đón các đại sứ và đại diện UNESCO tham quan tìm hiểu tranh sơn mài ảnh 3

Bà Lê Thị Thu Hằng, Trợ lý Ngoại trưởng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đón các đại sứ và đại diện UNESCO tham quan tìm hiểu tranh sơn mài ảnh 4

Các vị đại sứ tham quan triển lãm

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đón các đại sứ và đại diện UNESCO tham quan tìm hiểu tranh sơn mài ảnh 5

Khách tham quan trải nghiệm ứng dụng thuyết minh đa phương tiện iMuseum VFA

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đón các đại sứ và đại diện UNESCO tham quan tìm hiểu tranh sơn mài ảnh 6

Ông Denny Abdi, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đón các đại sứ và đại diện UNESCO tham quan tìm hiểu tranh sơn mài ảnh 7

Ông Jaya Ratnam, Đại sứ Singapore tại Việt Nam

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đón các đại sứ và đại diện UNESCO tham quan tìm hiểu tranh sơn mài ảnh 8

Khách tham quan nghe giới thiệu về các tác phẩm hội họa

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đón các đại sứ và đại diện UNESCO tham quan tìm hiểu tranh sơn mài ảnh 9
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đón các đại sứ và đại diện UNESCO tham quan tìm hiểu tranh sơn mài ảnh 10
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đón các đại sứ và đại diện UNESCO tham quan tìm hiểu tranh sơn mài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO