Bao nhiêu sinh vật trong lòng đại dương đang 'hấp hối' vì rác thải nhựa?

Phan Trang| 24/11/2021 11:55

Việc lạm dụng sản phẩm nhựa khó phân hủy đã và đang gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường sống của toàn nhân loại.

Bài viết này của cô giáo Phan Thị Bé Trang, Trường Tiểu học Điện Biên, phường  Long Toàn, TP Bà Rịa - Vũng Tàu hưởng ứng Giải báo chí "Giảm ô nhiễm nhựa đại dương" do VTC News chủ trì tổ chức, góp thêm một ý kiến nhỏ để chung tay bảo vệ môi trường sống an toàn hơn.

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề trọng tâm của toàn xã hội và được dư luận hết sức quan tâm. Ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày ngày hàng giờ và ngày càng trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Ô nhiễm môi trường đã và đang để lại những hệ lụy hết sức khôn lường cho toàn nhân loại. Đại dương là một trong số những môi trường sống mà con người phải chung tay bảo vệ nó.

Bao nhiêu sinh vật trong lòng đại dương đang 'hấp hối' vì rác thải nhựa? - 1

Bảo vệ môi trường biển nói chung và giảm ô nhiễm nhựa trên biển nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Trong đó, báo chí là phương tiện truyền thông giữ vai trò vô cùng quan trọng. Cùng với đó giúp nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của người dân trong giảm thiểu rác thải nhựa đại dương, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần, túi nilon khó phân hủy, chai nhựa, các loại chai nước ngọt; xây dựng cơ sở dữ liệu về truyền thông, tuyên truyền giảm rác thải nhựa.

Tốc độ rác thải nhựa tàn phá đại dương tăng nhanh

Cứ mỗi phút, ngay trong lúc chúng ta đang ngồi ở đây, trên thế giới có hơn 1 triệu chai nước nhựa, túi nhựa, ly nhựa được bán ra. Mỗi năm có 5 nghìn tỷ túi nilon, chai nhựa dùng một lần được sử dụng.

Ngoài ra, đại dich COVID-19 cũng đang làm nặng nề hơn công tác phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa khi mà nguồn lực tài chính bị suy giảm, phần nào của sự tập trung bị phân tán. Việc sử dụng đồ ăn nhanh và giao hàng tại nhà cũng làm tăng thêm việc sử dụng túi nilon và gia tăng phát sinh chất thải nhựa.

Bao nhiêu sinh vật trong lòng đại dương đang 'hấp hối' vì rác thải nhựa? - 2

Ô nhiễm nhựa trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt. Mỗi năm, lượng chất thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất, trong đó 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương.

Việc lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề thực sự đáng báo động, đã, đang và sẽ gây thiệt hại to lớn cho môi trường sinh thái ở nước ta.

Các đại dương trên thế giới hàng năm phải tiếp nhận hơn 9 triệu tấn rác nhựa. Điều này, đe dọa môi trường sống và sự sinh tồn của các loài động vật hoang dã, với hơn 270 loài được ghi nhận có thể đã bị tổn thương bởi các ngư cụ bị vứt bỏ và các loại nhựa thải bỏ gây ra. Ngoài ra, 240 loài đã được ghi nhận có cá thể nuốt phải nhựa. Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của hệ sinh thái biển và của loài người.

Vấn đề ô nhiễm nhựa và rác thải nhựa đại dương có liên quan đặc biệt đối với hầu hết chính phủ các quốc gia Đông Nam Á, do khu vực này là nơi gánh chịu phần lớn hệ quả từ sự quá tải và không hiệu quả của hệ thống tái chế toàn cầu. Ô nhiễm nhựa gây ra những tác động kinh tế tiêu cực đối với các ngành công nghiệp của khu vực, ước tính chạm mức 1,3 tỷ USD mỗi năm.

Rác thải nhựa đại dương đang ở mức báo động

Ô nhiễm nhựa là một vấn đề toàn cầu, xuyên biên giới và liên ngành, đòi hỏi phải có hành động phối hợp, trách nhiệm chung và một phương pháp tiếp cận tổng hợp.

Nhằm bảo vệ đại dương của chúng ta và ngăn chặn các thảm họa về sinh thái, xã hội và kinh tế ngày càng gia tăng ở cấp độ toàn cầu, các quốc gia phải hành động dứt khoát và đàm phán về một hiệp ước quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý để chống lại ô nhiễm nhựa đại dương, một vấn đề hết sức cấp bách. Không còn thời gian để chần chừ, lãng phí.

Bao nhiêu sinh vật trong lòng đại dương đang 'hấp hối' vì rác thải nhựa? - 3

Ô nhiễm nhựa gây ra các tác động toàn cầu, do nguyên nhân từ một chuỗi cung ứng cũng có tính chất toàn cầu. Nền kinh tế nhựa trên thế giới ngày nay là một nền kinh tế tuyến tính. Mọi thiếu sót ở mỗi giai đoạn trong vòng đời của nhựa đều tạo ra một vấn đề mang tính hệ thống dẫn đến 1/3 lượng chất thải nhựa lên tới 100 tấn mỗi năm.

Với tình trạng chất thải nhựa phát thải vào các đại dương trên thế giới đang ở mức báo động, một khung hành động toàn cầu nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng về nhựa đại dương đang nhanh chóng nhận được sự ủng hộ. Rác thải nhựa và hạt vi nhựa được ghi nhận xuất hiện ở mọi nơi trong môi trường biển của Trái Đất, kể cả dưới tầng sâu của rãnh Mariana. Đặc biệt, rác nhựa trên biển có thể di chuyển và tản mạn xuyên biên giới.

Trước đây, người ta cho rằng, vì đại dương rất rộng và sâu, nên những tác động của việc xả rác xuống biển sẽ chỉ gây hậu quả rất nhỏ. Nhưng điều này đã được chứng minh là không đúng. Cả 4 đại dương đều phải gánh chịu những hậu quả từ con người trong hàng nghìn năm nay, song tốc độ tàn phá đại dương đã tăng mạnh trong vài thập kỷ qua.

Bao nhiêu sinh vật trong lòng đại dương đang 'hấp hối' vì rác thải nhựa? - 4

Cuộc sống của đại dương đang "hấp hối" và hậu quả là toàn bộ hệ sinh thái biển đang bị đe dọa chỉ đơn giản bởi các nguồn ô nhiễm.

Đến nay, ô nhiễm môi trường biển và đại dương đang được báo động đỏ, bởi tình trạng ô nhiễm nguồn nước thải ra biển đang tiến triển rất nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống dưới biển, bên cạnh việc xả rác, chất thải rắn thì còn có hiện tượng rò rỉ dầu hay các sự cố tràn dầu của các tàu thuyền chiếm 50% nguyên nhân gây ra ô nhiễm biển.

Trong đó, nhựa là yếu tố phổ biến nhất được tìm thấy trong đại dương. Nó có hại cho môi trường vì không dễ bị phân hủy và thường được các động vật biển xem là thức ăn. Nhựa biển đã khiến đại dương gặp nguy hiểm. Đến năm 2050, ước tính khối lượng nhựa sẽ lớn hơn cá trên biển, các quốc gia ở Đông Á và Thái Bình Dương đóng góp nhiều nhất vào ô nhiễm nhựa biển.

Một số biện pháp làm giảm rác thải nhựa

Bên cạnh những nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm nhựa nói chung và ô nhiễm đại dương nói riêng, chúng ta cần có các biện pháp để làm giảm sự ô nhiễm môi trường như:

Sử dụng cốc đựng cà phê có thể tái sử dụng

Mang theo một cốc hoặc bình cà phê có thể tái sử dụng. Khoảng 2,5 tỷ cốc cà phê bị vứt đi mỗi năm chỉ riêng ở Anh - tương đương 7 triệu mỗi ngày. Chưa đến 1% trong số này có thể được tái chế, đồng nghĩa với việc hầu hết chúng mất tới 50 năm để chôn lấp, trong khi người dùng chúng chỉ sử dụng vài phút.

Rất nhiều quán cà phê tung ra chương trình giảm giá khi khách hàng sử dụng cốc của riêng họ và có nhiều lựa chọn thân thiện với môi trường tại quán.

Bao nhiêu sinh vật trong lòng đại dương đang 'hấp hối' vì rác thải nhựa? - 5

Mang theo chai riêng

Trong số rác thải nhựa trên biển, chai nhựa là một trong những mặt hàng thường xuyên xuất hiện trên bãi biển trên toàn cầu. Các nắp thường kết thúc trong bụng của chim biển.

Nói không với dao kéo nhựa, túi nhựa và chai nhựa

Bằng cách mang theo một con dao, tái sử dụng dao kéo nhựa của bạn hoặc tìm kiếm một sự thay thế có thể phân hủy, bạn có thể tiết kiệm được 466 vật phẩm bằng nhựa không cần thiết mỗi năm.

Ống hút

Ống hút cũng là một trong những mặt hàng nhựa góp phần phá hủy đại dương. Ống hút nhựa và thìa khuấy có thể mất tới 200 năm mới phân hủy được. Có thực sự phải dùng ống hút nhựa cho đồ uống khi chúng có thể ở lại bãi rác lâu sau sinh nhật thứ 100 của bạn?

Sử dụng giấy bạc hoặc bọc sáp ong

Không giống như màng bọc không thể tái chế, giấy bạc có thể tái chế. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng giấy bạc, hãy chắc chắn rằng bạn đã bỏ chúng vào thùng tái chế sau khi sử dụng.

Một lựa chọn khác là bọc sáp ong (Beeswax Wrap) mới. Được sản xuất từ 100% cotton, nhựa thông, dầu Jojoba và sáp ong địa phương, chúng 100% tự nhiên và thân thiện với môi trường. Điều này có nghĩa là không có chất bẩn nào sẽ ngấm vào thức ăn được bảo quản, chúng có thể tái sử dụng và phân hủy được.

Túi trà

Sử dụng trà pha trộn các loại thảo dược với dụng cụ lọc trà thay vì túi trà được bịt kín bằng nhựa. Việc vứt bỏ túi trà sẽ khiến các vi hạt nhựa xâm nhập vào đường thủy của chúng ta và cuối cùng xâm nhập vào chuỗi thức ăn của chúng ta. Tuy nhiên, mọi thứ đang thay đổi: Túi trà có thể phân hủy sinh học.

Từ bỏ kẹo cao su

Người Anh là người tiêu dùng kẹo cao su lớn thứ hai trên thế giới, ước tính nhai khoảng 130 thanh kẹo mỗi người trong mỗi năm. Thay vì nhai kẹo cao su (làm từ nhựa cây chicle, một loại cây ở vùng Trung Mỹ), những người thích loại kẹo này có thể lựa chọn loại kẹo Glee hoặc Chewsy.

Nói “không” với nhựa siêu vi

Nhựa siêu vi (glitter hay còn gọi là microplastic) được làm từ nhựa có kích thước rất nhỏ, đặc biệt hủy hoại đời sống của sinh vật biển ở đại dương. Nhựa siêu vi có thể xâm nhập vào chuỗi thức ăn của chúng ta vì sinh vật phù du và động vật có vỏ có thể ăn nó.

Đựng sữa trong chai thủy tinh có thể tái sử dụng và tái chế

Cân nhắc việc nhận sữa của bạn trong các chai thủy tinh được tái sử dụng và tái chế thay vì đồ đựng bằng nhựa thông thường.

Chọn rượu có nút chai tự nhiên

Chọn chai rượu vang có nút chai tự nhiên thay vì nút nhựa hoặc nắp vặn kim loại (loại có chứa BPA, một hóa chất công nghiệp được sử dụng để sản xuất một số loại nhựa). Hãy truy cập recork.org để tìm hiểu nhiều loại rượu vang sử dụng loại nút chai như trên.

Đại dương được coi như “lá phổi” của hành tinh, bởi nó cung cấp hầu hết lượng oxy cho toàn bộ hành tinh. Ngoài ra, môi trường biển và đại dương cung cấp cho lục địa một lượng hơi nước rất lớn, sinh ra mây, mưa để duy trì cuộc sống con người, sinh vật trên Trái Đất và có tác dụng điều hòa khí hậu.

Biển và đại dương còn là kho tài nguyên vô tận với rất nhiều loài động thực vật, cung cấp một lượng lớn khoáng sản, khoáng chất dạng muối, đặc biệt là dầu khí. Biển cung cấp năng lượng gió, thủy triều. Biển và đại dương là con đường giao thông vận tải có ý nghĩa to lớn. Khối lượng vận tải qua biển và đại dương lớn hơn bất kỳ phương tiện nào khác trên không và trên lục địa.

Vì vậy, đại dương là một phần quan trọng của Trái Đất, cung cấp hầu hết những thứ thiết yếu để biến Trái Đất trở thành một hành tinh có thể duy trì được sự sống. Quản lý nguồn tài nguyên thiết yếu toàn cầu này là một trong những điều cần thiết để chúng ta xây dựng một tương lai bền vững.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Phan Trang

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bao nhiêu sinh vật trong lòng đại dương đang 'hấp hối' vì rác thải nhựa?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO