Bằng chứng về voi ma mút khổng lồ từng càn quét khu vực biển sâu

25/11/2021 19:35

Voi ma mút là loài sinh vật to lớn sống trên đất liền nhưng mới đây phát hiện bằng chứng chúng từng càn quét khu vực biển sâu khiến các nhà khoa học vô cùng bất ngờ.

Bằng chứng về voi ma mút khổng lồ từng càn quét khu vực biển sâu
Bằng chứng về moi ma mút khổng lồ từng càn quét khu vực biển sâu

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một chiếc ngà voi ma mút dài khoảng gần 1 mét ở dưới đáy biển, cách bề mặt khoảng 3 km.

Vùng biển sâu là nơi lý tưởng để bảo quản thi thể, tuy nhiên hóa thạch voi ma mút hiếm khi được tìm thấy ở đây. Voi ma mút cũng là sinh vật cổ đại to lớn thường sống trên cạn.

Chiếc ngà cỡ lớn từng thuộc về một con voi ma mút cái. Các nhà khoa học đang sử dụng nó để nghiên cứu, tìm ra manh mối về môi trường nơi nó từng sinh sống.

Thoạt nhìn, cổ vật trông giống như một khúc gỗ cũ kỹ to lớn những không thể qua mắt những chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm. Đây là chiếc ngà voi ma mút quý hiếm bị lãng quên ở dưới đáy biển sâu.

Bằng chứng về voi ma mút khổng lồ từng càn quét khu vực biển sâu
Voi ma mút là sinh vật cổ đại khổng lồ, 'cỗ máy săn mồi' khiến nhiều loài khiếp sợ

Nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu thủy cung vịnh Monterey đã phát hiện ra chiếc ngà lớn khi đang khám phá ngọn núi dưới nước cách bề mặt khoảng 3 km. Vào năm 2019, các nhà khoa học chỉ có thể thu thập một mẩu nhỏ của chiếc ngà nên họ đã trở lại vào tháng 7/2021 để lấy mẫu vật hoàn thiện.

Daniel Fisher, Đại học Michigan, nhà nghiên cứu tham gia dự án cho biết chiếc ngà thuộc về một con voi ma mút Colombia nhỏ tuổi, có thể từng sống trong thời đại đồ đá cũ.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang làm việc để xác định số tuổi chính xác của con vật cũng như nhiều chi tiết hơn về cuộc sống của nó, bao gồm cả chế độ ăn uống, tần suất sinh sản.

Steven Haddock, nhà khoa học cao cấp tại Viện nghiên cứu thủy cung vịnh Monterey cho biết: "Chúng tôi khá bất ngờ khi biết chuyện chiếc ngà của voi ma mút nằm ở dưới biển sâu".

Các nhà khoa học tin rằng voi ma mút Colombia là một trong những sinh vật lớn nhất thuộc loài này. Chúng sử dụng ngà để bảo vệ bản thân, kiếm thức ăn khi đi lang thang ở Bắc Mỹ cách đây khoảng 10.000 năm.

Nhiệt độ trung bình của nước biển sâu chỉ rơi vào khoảng 4 độ C, khí hậu lạnh giá làm chậm tốc độ phân hủy hóa thạch. Hóa thạch cũng tồn tại được lâu hơn trong môi trường ấp suất cao của biển sâu. Thông thường, áp suất dưới nước ở các rãnh sâu nhất của đại dương lớn hơn 1.100 lần so với ở bề mặt nước.

Hoàng Dung (lược dịch)

Bài liên quan
  • Đau đáu đóng góp cho quê nhà
    Ở Đài Loan (Trung Quốc) có một phụ nữ Việt Nam luôn hướng về quê hương, luôn dành trọn vẹn tâm huyết để vun đắp mối quan hệ hữu nghị, phát triển của 2 cộng đồng
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bằng chứng về voi ma mút khổng lồ từng càn quét khu vực biển sâu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO