Bạn biết gì về xứ Wales – đội bóng dự World Cup sau 64 năm?

Dạ Cầm (Tổng hợp)| 25/11/2022 06:45

Xứ Wales có phải một quốc gia hay không, xứ Wales thuộc vương quốc Anh sao lại được gọi là một quốc gia riêng lẻ… đó là một trong những điều mơ hồ của người Việt Nam khi nhắc đến xứ Wales, đội bóng lần đầu dự World Cup 2022 sau 64 năm.

Xem thêm: Có gì ở Cameroon – nước châu Phi lập kỷ lục dự World Cup nhiều nhất?

Xứ Wales bị Brazil loại ở tứ kết World Cup 1958. Sau 64 năm, đội bóng nước này mới lại góp mặt ở World Cup 2022 tại Qatar nhờ công của Gareth Bale. Xứ Wales nằm ở bảng B cùng Anh, Iran, Mỹ tại kỳ World Cup thứ 22. Ở lượt đấu đầu tiên, Gareth Bale ghi bàn giúp đội bóng của anh cầm hoà Mỹ.

Vào lúc 17h ngày 25/11, xứ Wales sẽ đụng độ Iran – đội bóng để thua Anh với tỷ số 2-6 trước đó. Cơ hội cho Gareth Bale và các đồng đội vẫn còn đó.

wales9.jpeg
js152223291.jpeg
Xứ Wales

Nhưng trước khi trận đấu này diễn ra, hãy cùng tìm hiểu về xứ Wales – một đất nước dù nghe quen nhưng vẫn còn khá mơ hồ với đại đa số người Việt Nam.

Xứ Wales là một quốc gia riêng hay là thuộc địa của Vương quốc Anh?

Vương quốc Anh được tạo nên từ 4 quốc gia khác nhau gồm: Anh, Scotland, Bắc Ireland và xứ Wales. thể khẳng định Wales thuộc nước Anh hay xứ Wales chính là một phần của nước Anh.

wales7.jpeg
Xứ Wales là một trong 4 quốc gia thuộc Vương quốc Anh

Xứ Wales là một quốc gia độc lập cả về mặt lãnh thổ và chính trị, có bản sắc văn hóa, ngôn ngữ riêng. Nhưng nhiều ý kiến nói rằng Wales không mạnh về lĩnh vực truyền thông. Năm 2016, cuộc trưng cầu dân ý diễn ra về việc Anh có ở lại hay rời bỏ EU hay không, người dân xứ Wales đã ủng hộ việc rời đi. 

Trong số 4 quốc gia, xứ Wales là đất nước có diện tích và dân số thấp nhất. Tổng diện tích của quốc già này là 20.779 km2 và dân số chỉ hơn 3 triệu người.

wales6.jpeg
Wales có nhiều lâu đài

Xứ Wales nằm trên bán đảo Anh và có đường biên giới trên đất liền duy nhất với Anh về phía đông (gần như được Anh bao bọc), 3 phía còn lại được bảo bọc bởi biển. Ở phía tây và phía bắc là biển Ireland, phía nam là eo biển Bristol.

welsh-country-road-dianne-levy.jpeg
Xứ Wales có nguồn gốc lâu đời

Tên xứ Wales được bắt nguồn từ Gwalia trong tiếng Cymraeg, có nghĩa là quê hương. Sau đó, trải qua sự Latin hóa thành “Walia” rồi lại được sửa lại thành Wal-es bởi người Normans và cuối cùng là Wales.

milebrook_house.jpeg
drone-3-2.jpeg
Những toà lâu đài là điểm nhấn của xứ Wales

Năm 1282, vua Edward I của Anh chinh phục xứ Wales. Lãnh địa xứ Wales được sáp nhập vào vương quốc Anh theo Điều lệ Rhuddlan năm 1284. Năm 1301 vua Edward I trao cho con trai cả, vị vua tương lai tước hiệu Thân vương xứ Wales.

Lâu đài Cardiff gắn lịch sử hình thành xứ Wales

Lâu đài Cardiff được xây dựng vào thời Vitoria, dưới bàn tay tài hoa của một bá tước và cũng là một kiến trúc sư nổi tiếng William Burges. Trong lịch sử, tòa lâu đài có một khoảng thời gian đen tối khi bị chiếm đóng bởi quân đội Roman và cũng từ đó họ đã xây nên một bức tường thành vững chắc bao quanh tòa lâu đài để ngăn cản sự tiến công của quân địch.

cardiff1.jpeg
Cardiff là thành phố, thủ đô của xứ Wales
cardiff6.jpeg

Người Noman, tức là quân đội Roman đã cho xây dựng một bức tường thành kiên cố bằng đá bao quanh tòa lâu đài và cả những tàn tích mà họ đã để lại. Robert, con trai cả của bá tước William được cho là đã chết trong tòa lâu đài này sau hơn 30 năm bị giam giữ.

cardiff9.jpeg
cardiff5.jpeg
Lâu đài Cardiff

Vào năm 1158, người dân xứ Wales đã đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi tòa lâu đài. Ifor Bach một lãnh chúa thông minh gan dạ dũng cảm đã dẫn đầu người dân xứ Wales nổi dậy, với những cuộc tấn công mang tính bất ngờ và chớp nhoáng đã khiến quân đội Roman không kịp ứng biến và bị đánh lui khỏi thành. Mãi cho đến thế kỉ 13, Gilbert de Clare đã cho xây dựng và phục hồi lại nguyên trạng tòa lâu đài.

cardiff3.jpeg
cardiff2.jpeg

Cardiff là thành phố của xứ Wales, được thành lập vào năm 1905 và trở thành thủ đô vàonăm 1955.

Đây cũng là là thành phố lớn thứ mười một ở Vương quốc Anh. Nơi đây là trung tâm thương mại chính của xứ Wales, là trụ sở cho hầu hết cơ quan văn hóa và thể thao quốc gia, các phương tiện truyền thông quốc gia của xứ Wales, và là trụ sở của Quốc hội xứ Wales.

Cardiff nằm ở quận Glamorgan (Morgannwg), ngay cửa sông Taff đổ ra eo biển Bristol, khoảng 150 dặm (240 km) về phía tây London.

elan-1024x768.jpeg
Khung cảnh tuyệt đẹp của đất nước này

Bên ngoài lâu đài, một thị trấn có tường bao quanh phát triển và được hưởng lợi từ các đặc quyền giao dịch với vai trò là cảng chính. Cardiff đóng vai trò là trung tâm kinh tế và cảng biển cho đồng bằng ven biển gần đó.

Lâu đài và lãnh chúa dưới quyền của Richard III, Henry VII, và cuối cùng là Henry VIII, người chưa bao giờ đến thăm Cardiff. Nhưngnăm 1550, Edward VI đãtặng toà lâu đài cho bá tước William Herbert và từ đó gia đình ông sở hữu tòa lâu đài này từ những năm 1790-1947. Năm 1776, lâu đài được trao lại cho bá tước Bute. Gia đình Bute ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tiếp theo của Cardiff.

Những điều thú vị về xứ Wales mà ít người biết:

1. Tuy có ngôn ngữ riêng là tiếng Welsh, nhưng chỉ có 20% dân số của xứ Wales có thể nói được ngôn ngữ này. Tiếng Anh mới phổ biến.

swansea-1.jpg
swansea-2.jpeg
swansea-3.jpeg
Thành phố Swansea

2. Số lượng cừu ở xứWales lớn gấp 4 lần dân số nước này

3. Wales là vùng đất bí ẩn của hoàng đế Arthur.

4. Wales nổi tiếng là vùng đất có mật độ lâu đài lớn nhất thế giới

5. Đỉnh Everest được đặt tên theo một nhà địa chất học người Wales là Geogre Everest.

newport3.jpeg
newport2.jpeg
Thành phố Newport

6. Xứ Wales là một quốc gia miền núi ở phía tây Vương quốc Anh.

7. Wales không phát hành đồng tiền của riêngmình, không kiểm soát được bất kỳ lực lượng vũ trang nào. Đây là quyền hạn của chính phủ quốc gia Vương quốc Anh.

8. Phần lớn dân số của xứ Wales tập trung sinh sống trong khu vực 3 thành phố lớn là thủ đô Cardiff, Swansea và Newport.

9. Xét theo nguyên tắt, xứ Wales có hệ thống luật pháp riêng, đượcxem là một nhánh của Anh. Xứ Wales không có quân đội riêng nhưng có một bộ phận gọi là lực lượng vệ binh xứ Wales, một nhánh thuộc quân đội Vương quốc Anh (với vai trò bảo vệ quốc gia, bảo vệ nghi lễ và bảo vệ Hoàng gia).

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bạn biết gì về xứ Wales – đội bóng dự World Cup sau 64 năm?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO