Với chủ đề cuộc thi viết thư UPU lần thứ 51: "Em hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu” (tiếng Anh: “Write a letter to someone influential explaining why and how they should take action on the climate crisis”), các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ tư liệu liên quan tới vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu để trích dẫn những dẫn chứng chính xác, thể hiện tầm quan trọng của vấn đề đối với cuộc sống của loài người.
Dưới đây là một mẫu viết thư UPU lần 51 về khủng hoảng khí hậu ngắn gọn để các bạn tham khảo.
“Kính gửi bác Tổng thư ký Liên hợp quốc!
Đầu thư cháu chúc bác thật nhiều sức khỏe, luôn hạnh phúc thành công và bình an.
Lý do cháu viết lá thư này là vì cháu nhận thấy vấn đề đáng báo động về sự ô nhiễm nặng nề của môi trường hiện nay.
Trái đất này là của chúng ta, vì thế chúng ta đã tạo ra nó và có trách nhiệm phải gìn giữ. Khí hậu là một trong những yếu tố bao quanh cuộc sống của mọi người.
Bão lũ thiên tai hay hạn hán xảy ra hàng năm trên đất nước Việt Nam của chúng cháu như lũ lụt tại miền Trung khiến đời sống nhân dân bị ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng, không những mất mát về tài sản mà còn mất mát về cả sinh mạng.
Không chỉ Việt Nam mà hiện nay toàn cầu đang đứng trước nguy cơ suy thoái về môi trường, đáng báo động là ô nhiễm khí, nguồn nước bị ô nhiễm, đất đai sa mạc hoá, chất thải phát thải ngày càng nhiều, các loài ngày càng khan hiếm, rừng bị xấm lấn nặng nề. Những nguyên nhân trên đã dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái trên Trái đất, gây ra nhưng biến đổi lớn về khí hậu toàn cầu theo hướng tiêu cực.
Tình hình biến đổi khí hậu trên Trái đất đang diễn biến ngày một phức tạp. Biểu hiện rõ nhất về biến đổi khí hậu là sự nóng lên của Trái đất làm băng tan chảy nhiều hơn, nước biển dâng cao, thường xuyên xuất hiện các hiện tượng thời tiết bất thường như bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán, giá rét kéo dài...
Việt Nam của chúng cháu là một trong những quốc gia phải chịu ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, ngoài các hiện tượng thời tiết bất thường ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ tác động thì trạng xâm nhập mặn do nước biển dâng đang diễn ra mạnh ở những vùng ven biển như ở Đồng bằng sông Cửu long.
Biến đổi khí hậu không chỉ có tác động xấu tới đời sống của con người Việt Nam mà còn đe dọa tới môi trường sống của con người và hệ sinh thái của nhiều nơi trên thế giới và trong tương lai, ảnh hưởng đáng kể đến nhiều thành phần và khả năng tự phục hồi hoặc sinh sản của nhiều hệ sinh thái trên Trái đất.
Điển hình hậu quả của biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái như làm cho san hô bị tẩy trắng do nước biển ấm lên. Khi nhiệt độ tăng nên sẽ khiến cho các con sông băng, biển băng hay một số lục địa băng trên thế giới bị tan chảy và khiến cho lượng nước đổ ra biển và đại dương cũng tăng lên, làm cho các bờ biển dần bị biến mất, nguồn nước ngọt bị thiếu hụt, môi trường không khí bị ô nhiễm, các nguồn năng lượng tự nhiên dần bị cạn kiệtdẫn đến tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc…
Cháu cho rằng, đã đến lúc chúng ta phải thực sự hành động một cách mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi chúng ta cần hành động từ những việc nhỏ nhặt nhất như trồng cây xanh, hạn chế sử dụng túi nilon, hộp nhựa dùng một lần, tiết kiệm điện, nước.
Những hành động rất nhỏ nhưng cháu chắc chắn rằng sẽ đem lại kết quả tốt nếu nhận được sự ủng hộ và tích cực lan tỏa từ bác với tư cách là Tổng thư ký Liên hợp quốc.
Cuối cùng, cháu xin cảm ơn bác vì đã đọc hết bức thư này. Cháu mong rằng sẽ sớm được cùng bác đồng hành trong cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu này!
Kính thư bác.”