'Bác sĩ dởm' điều trị F0 ở TP.HCM đối mặt với hình phạt nào?

MINH AN| 22/02/2022 15:06

Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp cho biết “bác sĩ dởm” vào 1 khu điều trị ở TP.HCM người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với nhiều tội danh.

Liên quan đến vụ việc "bác sỹ giả" tại khu cách ly tập trung tại Quận 12 và thực hiện khám chữa bệnh cho F0 gây xôn xao dư luận, TS - Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, nhận định: "Đây là sự việc khá hi hữu, có phần khôi hài, nhưng hậu quả lại có thể rất nghiêm trọng, có thể gây ra nguy hiểm cho người bệnh và cộng đồng xã hội".

nguyen-quoc-khiem.png
Thẻ sinh viên của Nguyễn Quốc Khiêm bị cho là giả.

Theo Luật sư Đặng Văn Cường, nếu trong quá trình hoạt động người này làm chết bệnh nhân hoặc gây ra tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe cho bệnh nhân, thì có thể bị xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về khám chữa bệnh theo quy định tại điều 315 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Cụ thể: "Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thuộc một trong các trường hợp dưới đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

a)Làm chết 1 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%.

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 61% đến 121%.

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng".

Trường hợp gây thiệt mạng cho 3 người trở lên hoặc gây thương tích cho nhiều người, gây thiệt hại đến tài sản từ 1,5 tỷ đồng trở lên thì hình phạt sẽ nghiêm khắc hơn, có thể tới 15 năm tù.

Luật sư Cường phân tích: "Trường hợp kết quả xác minh của cơ quan chức năng cho thấy trong quá trình người này mạo danh bác sĩ chưa gây ra thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản thì hành vi này vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác theo điều 359 bộ luật hình sự năm 2015 và tội làm giả tài liệu con dấu của cơ quan tổ chức, tội sử dụng tài liệu con dấu giả theo điều 341 bộ luật hình sự năm 2015.

Với nhiều hành vi vi phạm liên tục, kéo dài như vậy thì mỗi hành vi vi phạm có thể bị xử lý với những chế tài và mức xử lý khác nhau. Cơ quan chức năng sẽ trưng cầu giám định Thẻ sinh viên và các văn bản giấy tờ mà người này đã ký vào trong quá trình thực hiện hoạt động thiện nguyện để đánh giá yếu tố pháp lý, làm cơ sở giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật".

Theo thông tin ban đầu, Nguyễn Quốc Khiêm sinh năm 1996, quê Ninh Thuận, học viên Y sỹ đa khoa hệ trung cấp trường Cao đẳng Sài Gòn - Gia Định, niên khóa 2016-2018. Người này cũng xác nhận chưa bao giờ học ở Trường ĐH Y dược TP.HCM và chưa từng thực tập, làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Theo Khiêm thừa nhân, từ khi ra trường đến nay vẫn chưa làm việc tại đâu. Trước đây từng ôn thi đại học 2 lần nhưng không đậu. Trong suốt quá trình tình nguyện, người này cũng chưa từng được khen thưởng hoặc ghi nhận nào từ phía ngành y tế.

"Ban đầu tôi chỉ muốn tham gia chống dịch thôi. Lỗi của tôi rất lớn đã giả mạo như thế, nhưng tôi không hề trục lợi gì cho bản thân và gia đình. Mỗi khi nhà hảo tâm tài trợ rau, gạo, tôi và một chị (lúc ấy là trưởng khu cách ly) phát cho người dân, người bệnh. Ngoài ra tất cả các số tiền mọi người có ủng hộ cho khu cách ly đều do thủ quỹ giữ, tôi không hề đụng vào các khoản tiền đó.

Bây giờ tôi rất cắn rứt, muốn nói lời xin lỗi tới cộng đồng, người bệnh và các đơn vị liên quan vì đã làm một việc không đúng với nghĩa vụ mình", Khiêm nói.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
'Bác sĩ dởm' điều trị F0 ở TP.HCM đối mặt với hình phạt nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO