Bà Phương Hằng bị kiện: Bà Lê Thị Giàu có được đưa ra mức bồi thường 1.000 tỷ?

Minh An(t/h)| 02/06/2021 16:58

Việt BáoNgày 1/6, TAND quận 1 (TP.HCM) cho biết tòa vừa thụ lý vụ “tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là Lê Thị Giàu (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm Bình Tây) và bị đơn Nguyễn Phương Hằng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đại Nam).

Bà Giàu yêu cầu tòa án buộc bà Nguyễn Phương Hằng gỡ bài nói về bà, công khai xin lỗi và cải chính trên mạng YouTube, bồi thường tổn thất vật chất và tinh thần với số tiền 1.000 tỷ đồng.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, Luật sư Đặng Văn Cường – Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết: “Trường hợp hành vi đưa tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm uy tín của người khác đến mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, đời sống, sức khỏe của nạn nhân, gây ra dư luận xấu trong xã hội thì hành vi này là nguy hiểm cho xã hội, khi đó sẽ không xử phạt hành chính theo các văn bản pháp luật nêu trên mà sẽ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Theo Luật sư Đặng Văn Cường trong vụ kiện này thì nữ doanh nhân Lê Thị Giàu có trách nhiệm vậy cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi của bà Phương Hằng là đưa tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm của nữ doanh nhân này và gây thiệt hại đến nữ doanh nhân.

Bà Nguyễn Phương Hằng bị kiện đòi bồi thường 1.000 tỷ

Bộ luật tố tụng dân sự quy định nguyên đơn có quyền khởi kiện và có nghĩa vụ phải chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình. Tòa án chỉ giải quyết khi đương sự có yêu cầu và trong phạm vi yêu cầu của các đương sự. Đương sự đưa ra yêu cầu thì phải có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình bằng các chứng cứ.

Trong trường hợp đương sự không thể thu thập được chứng cứ tài liệu thì có thể đề nghị tòa án thu thập theo quy định pháp luật.

Xem thêm: Bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi kiện, đòi bồi thường 1.000 tỷ đồng

Có 2 vấn đề mà nguyên đơn trong vụ án này phải chứng minh là hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra. Trên cơ sở các hình ảnh, thông tin được công khai trên mạng xã hội thì nguyên đơn có thể lưu giữ, lập vi bằng để chứng minh hành vi của bà Hằng là vu khống, bịa đặt hoặc có những hành vi có tính chất xúc phạm danh dự nhân phẩm của nguyên đơn.

Trong trường hợp tòa án xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì vấn đề bồi thường thiệt hại mới được xem xét giải quyết. Còn trường hợp nguyên đơn không chứng minh được bị đơn có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của nguyên đơn thì tòa án sẽ bác đơn khởi kiện.

Doanh nhân Lê Thị Giàu có được đưa ra mức bồi thường 1.000 tỷ?

Việc kết luận hành vi của bị đơn có vi phạm pháp luật hay không sẽ phụ thuộc vào chứng cứ mà hai bên đường sự cung cấp và phụ thuộc vào kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa. Tòa án sẽ căn cứ vào kết quả tranh tụng công khai để kết luận bà Phương Hằng có vi phạm pháp luật hay không, có xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hay không trên cơ sở đó sẽ xem xét đến việc bồi thường thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại trên thực tế phát sinh. Có hành vi vi phạm pháp luật thì nguyên đơn chứng minh thiệt hại đến đâu, tòa án xem xét có căn cứ thì sẽ chấp nhận đến đó, không phụ thuộc vào mức yêu cầu ban đầu mà nguyên đơn đưa ra”, Luật sư Cường nói.

Theo quan điểm của luật sư Cường, vụ án dân sự này có thể không đáng lo ngại cho bà Phương Hằng. Tuy nhiên với những người đã bị bà Hằng “bới móc” “tố cáo” trong các buổi phát trực tiếp đều sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho mình là tố cáo hoặc khởi kiện thì nữ doanh nhân Phương Hằng sẽ phải theo kiện hết sức vất vả.

Nếu nhiều người cùng khởi kiện yêu cầu bồi xin lỗi, thường thiệt hại thì bà Hằng cũng sẽ vất vả phải theo kiện và có thể thua kiện sau tất cả những gì đã diễn ra. Vấn đề là nguyên đơn khởi kiện cái gì và yêu cầu như thế nào và tòa án đánh giá chứng cứ, kết luận ra sao trong mỗi vụ án cụ thể.

Trong trường hợp tòa án kết luận hành vi của bà Hằng là sai phạm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn thì đồng nghĩa với việc nguyên đơn sẽ được xin lỗi, cải chính và bồi thường thiệt hại trên cơ sở những thiệt hại thực tế xảy ra.

Mức bồi thường 1.000 tỷ có khả thi?

Có thể thiệt hại không đến 1.000 tỷ như yêu cầu ban đầu của nguyên đơn nhưng riêng về thiệt hại tinh thần, tòa án sẽ xem xét trong phạm vi không quá 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định theo Điều 592 Bộ luật dân sự năm 2015.

Trường hợp Toà án xác định bị đơn có hành vi bịa đặt, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác thì ngoài việc phải xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại thì hành vi này còn bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tần số vô tuyến điện.

Nếu trong quá trình giải quyết vụ án dân sự mà phát hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, đến mức có thể truy cứu trách nhiệm hình sự thì tòa án cũng chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

Bởi vậy, những vụ việc khởi kiện dân sự có thể chỉ là khởi đầu cho một cuộc chiến pháp lý. Thời gian gần đây không ít người đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, lợi dụng việc sử dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi đưa tin trái phép trên mạng internet, lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm quyền và lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, tâm lý của người bị hại, ảnh hưởng đến dư luận xã hội, đến sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ em khi tiếp cận những thông tin này.

Phát sinh những vụ kiện như thế này là điều khó tránh khỏi và pháp luật cũng cần vào cuộc để làm rõ các hành vi sai phạm (nếu có) những người thực hiện hành vi vi phạm luật an ninh mạng sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Bà Nguyễn Phương Hằng bị kiện: Xúc phạm danh dự người khác có phải bồi thường thiệt hại?

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bà Phương Hằng bị kiện: Bà Lê Thị Giàu có được đưa ra mức bồi thường 1.000 tỷ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO