Bà bầu có nên ăn dứa không?

28/06/2023 19:34

Bà bầu có nên ăn dứa không là vấn đề mà nhiều người băn khoăn không biết câu trả lời.

Bà bầu có nên ăn dứa không? Câu trả lời là có, trong điều kiện mẹ bầu chỉ ăn với một mức độ vừa phải.

Dứa chứa bromelai, nên bà bầu thường được khuyến cáo không nên bổ sung viên uống bromelain vì nó có thể gây xuất huyết bất thường. Tuy nhiên lượng bromelain trong một quả dứa rất thấp, không đủ để làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Chỉ khi mẹ bầu ăn quá nhiều dứa, từ 7 đến 10 quả cùng một lúc thì mới có thể gây tác động xấu đến sức khỏe và ảnh hưởng đến thai nhi. Điều này rất khó xảy ra.

Bà bầu có nên ăn dứa không?-1
Dứa có thể mang đến lợi ích cho thai kỳ nhờ khả năng chống viêm và bổ sung các dưỡng chất.

Lợi ích của dứa với bà bầu

Hỗ trợ hệ miễn dịch

Dứa chứa nhiều vitamin C, các chất chống oxy hóa hòa tan trong nước giúp chống lại sự suy giảm tế bào diễn ra bên trong cơ thể và giúp tăng cường miễn dịch trong thai kỳ.

Sản xuất collagen

Một khẩu phần dứa chứa khoảng 79mg vitamin C, giúp thúc đẩy sản xuất collagen. Collagen đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển da, sụn, xương và gân của thai nhi. Một khẩu phần dứa gần như cung cấp đủ nhu cầu vitamin C hàng ngày cho bà bầu (khoảng 80−85 mg/ngày) trong suốt thai kỳ. Mangan trong dứa cũng là khoáng chất cần thiết cho việc phát triển xương khỏe mạnh và ngăn ngừa loãng xương.

Giúp bổ sung thêm vitamin nhóm B

Vitamin B1 hay thiamine rất hữu ích cho hoạt động của cơ, hệ thần kinh và tim. Vitamin B6 và pyridoxine có nhiệm vụ cung cấp kháng thể và sản xuất năng lượng. Nó cũng mang đến cảm giác dễ chịu khi bị ốm nghén. Thiếu vitamin B6 dẫn tới thiếu máu. Vitamin B6 nhiều trong quả dứa giúp hình thành hồng cầu.

Cung cấp chất xơ

Dứa chứa hàm lượng chất xơ cao giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón khi mang thai, một vấn đề hay gặp phải trong giai đoạn đầu trong giai đoạn mang thai.

Giúp phục hồi quá trình tiêu hóa

Lượng bromelain trong dứa giúp chống lại các vi khuẩn trong đường ruột và phục hồi quá trình tiêu hóa.

Giúp lợi tiểu

Một lợi ích khác mà bà bầu ăn dứa nhận được là giúp loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Điều này ngăn ngừa tình trạng sưng phù phổ biến trong thai kỳ.

Điều trị giãn tĩnh mạch

Hầu hết các bà bầu đều bị giãn tĩnh mạch khi mang thai. Các tĩnh mạch ở chân khi bị giãn thường phình to lên và xoắn lại gây đau nhức. Bromelain trong dứa làm giảm sự hình thành chất xơ trên tĩnh mạch và giảm sự khó chịu.

Cải thiện tâm trạng

Mùi thơm và hương vị của dứa có khả năng cải thiện tâm trạng và nâng cao cảm xúc. Dứa có vị chua ngọt đặc trưng giúp kích thích vị giác, làm bà bầu cảm thấy ngon miệng, từ đó thoát khỏi những âu lo, trầm cảm và những suy nghĩ tiêu cực khác.

Điều hòa huyết áp

Bạn có thể bị cao huyết áp trong thời gian mang thai. Bromelain trong dứa giúp lưu thông máu và giảm huyết áp. Do vậy, bà bầu ăn dứa giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông.

Bà bầu có nên ăn dứa không?-2
Theo chuyên gia, ăn dứa với số lượng hạn chế có thể mang đến nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai.

Một số lưu ý khi ăn dứa với bà bầu

- Trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu không nên ăn dứa để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên, bà bầu có thể nhai một miếng dứa nhỏ để giảm các triệu chứng ốm nghén.

- Bà bầu chỉ nên ăn dứa chín và không nên ăn dứa xanh. Khi còn xanh, dứa rất dễ gây ngộ độc, vì thế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bà bầu nên chọn những quá dứa chín vàng.

- Nếu đang đói, bà bầu đừng nên ăn dứa để tránh tình trạng đầy hơi, khó chịu, nóng rát, nhất là với những bà bầu mắc bệnh lý về dạ dày.

- Nếu bà bầu thích ăn dứa thì nên mua cả quả về để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không nên mua dứa gọt sẵn ở chợ. Nên chọn những quả dứa vừa phải, không quá nhỏ cũng không quá to, chín vàng đều, mắt to và không bị dập hoặc sâu. Trước khi ăn dứa, cần lưu ý rửa sạch dứa và lau khô. Sau đó dùng dao sắc để loại bỏ hoàn toàn phần mắt dứa và lưu ý cắt bỏ lõi để phòng tránh nguy cơ ngộ độc.

Theo tintuconline.com.vn
https://tintuconline.com.vn/lam-me/ba-bau-co-nen-an-dua-khong-n-566067.html
Copy Link
https://tintuconline.com.vn/lam-me/ba-bau-co-nen-an-dua-khong-n-566067.html
  • Câu chuyện về người bạn khiếm thị đầy xúc động của cô bé lớp 9
    Câu chuyện về người bạn khiếm thị được Bùi Thị Hải Anh, học sinh lớp 9A1 - Trường THCS Vệ An (Bắc Ninh), kể lại đầy cảm xúc: "Chúng em trở thành đôi mắt dẫn đường cho Anh và Ánh. Dù mưa hay nắng, hai bạn chưa từng vắng mặt ở lớp".
  • Can thiệp sớm là gì? Tiêu chí để quyết định lựa chọn phương pháp can thiệp sớm cho bé
    Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ còn nhỏ (thường là trước 3 tuổi) và diễn biến kéo dài. Để điều trị tự kỷ đạt hiệu quả cao, “chìa khóa” quan trọng nhất chính là can thiệp sớm.
  • Nhật ký người mẹ có con tự kỷ
    Mẹ không tha thứ cho mình Chỉ vì những bất cẩn của mẹ, con đã phải trả giá quá đắt. Nhìn đôi mắt con vô hồn, lơ đãng, thờ ơ, mẹ luôn tự dằn vặt mình. Giá như mẹ quan tâm hơn đến con thì đâu đến nỗi…
  • Cần những chính sách bảo trợ xã hội chuyên biệt
    Trẻ tự kỷ là một nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội, cần được hưởng các chính sách bảo trợ xã hội chuyên biệt nhằm bảo vệ quyền lợi và sự phát triển của các em. Các chính sách bảo trợ xã hội cho trẻ và gia đình trẻ tự kỷ trên thế giới có thể được xếp thành một “phổ”, trong đó một số quốc gia có mô hình hoàn thiện và phát triển hơn hẳn như Mỹ và Trung Quốc.
  • Hãy cho phép mình vui
    Nếu bản thân không phải là một phụ nữ hạnh phúc, làm sao bạn có được một gia đình hạnh phúc?
  • Đàn ông đi chợ nấu cơm - bình thường thôi
    Đàn ông đi chợ, nấu cơm hay làm việc nhà là chuyện bình thường. Quan niệm như thế nên anh vô tư trước những lời bình phẩm của đám đông.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bà bầu có nên ăn dứa không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO