ASEAN cam kết xóa đói nghèo, đảm bảo an ninh lương thực cho tất cả mọi người

Chu An| 12/10/2023 09:27

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định ASEAN cam kết tăng cường an ninh lương thực khu vực thông qua áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chuỗi cung ứng.

Toàn cảnh phiên thảo luận chung về đề mục xóa nghèo, phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực.
Toàn cảnh phiên thảo luận chung về đề mục xóa nghèo, phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực.

Ngày 11/10, tại New York, Hoa Kỳ, Ủy ban các vấn đề kinh tế và tài chính (Ủy ban 2) của Khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tiến hành phiên thảo luận chung về đề mục xóa nghèo, phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực.

Tại phiên thảo luận, các quốc gia bày tỏ lo ngại về tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng tiếp diễn tại nhiều nước và khu vực trên thế giới. Đến hết năm 2022, khoảng 670 triệu người phải sống trong tình trạng nghèo cùng cực. An ninh lương thực bị đe dọa bởi các tác động hậu đại dịch, xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu, lạm phát...

Nhiều đại biểu đặt vấn đề cần có các biện pháp toàn diện nhằm nâng cao khả năng chống chịu và tính bền vững của hệ thống lương thực, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhấn mạnh tầm quan trọng của đầu tư vào hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt tại khu vực nông thôn; kêu gọi các đối tác phát triển, các cơ quan LHQ tăng cường hỗ trợ và tạo điều kiện tiếp cận tài chính, nâng cao năng lực nhằm đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo tại các nước đang phát triển.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu thay mặt ASEAN.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu.

Phát biểu thay mặt ASEAN, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh nông nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt tại Đông Nam Á, tạo việc làm cho khoảng 1/3 dân số và đóng góp 22% cho GDP, qua đó góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm dinh dưỡng và phát triển bền vững ở khu vực.

Đại sứ khẳng định ASEAN cam kết tăng cường an ninh lương thực khu vực thông qua áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất nông nghiệp, bảo đảm chuỗi cung ứng, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và phản ứng nhanh để có đủ nguồn cung lương thực trong các tình huống khủng hoảng.

ASEAN sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân, các tổ chức quốc tế và cơ quan nghiên cứu liên quan như FAO, WPF, Ngân hàng thế giới, ERIA…, đồng thời phát huy hiệu quả các thành quả đã đạt được và các cơ chế, khuôn khổ hiện có như Kế hoạch hành động khung ASEAN về Phát triển nông thôn và Xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, Tầm nhìn phát triển ASEAN…

Về hướng đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực bền vững, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh 5 giải pháp chính được nêu trong Tuyên bố cấp cao “ASEAN là tâm điểm của tăng trưởng” (Jakarta, 9/2023) gồm: Thúc đẩy chuỗi cung ứng, thương mại và đầu tư toàn cầu thông qua thực hiện hiệu quả hiệp định RCEP và các FTA ASEAN+1 thế hệ mới; đẩy nhanh chuyển đổi số, hướng tới Cộng đồng kinh tế số ASEAN 2045; tăng cường xây dựng Kinh tế Xanh, hướng tới trung hòa carbon và phát thải ròng bằng không; thúc đẩy Kinh tế Biển xanh và thúc đẩy Kinh tế Sáng tạo và phát triển Kinh tế Bao trùm.

Cùng ngày, Tham tán Công sứ Nguyễn Hoàng Nguyên, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ cũng đã có bài phát biểu quốc gia về đề mục này, chia sẻ một số thành tựu nổi bật của Việt Nam trong bảo đảm an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo và phát triển nông nghiệp - nông thôn, trong đó có nỗ lực giảm tỷ lệ nghèo đa chiều xuống còn 4,3% và xuất khẩu nông sản đạt trên 52 tỷ USD trong năm 2022.

Đại diện Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào hạ tầng nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và các biện pháp giảm thất thoát, lãng phí lương thực, củng cố hệ thống lương thực theo hướng bền vững hơn, cũng như các chính sách hỗ trợ bảo đảm sinh kế và phúc lợi cho người nghèo, đặc biệt là các hộ gia đình ở nông thôn và vùng sâu vùng xa.

Việt Nam quyết tâm đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững số 1 và số 2 về xoá đói, giảm nghèo vào năm 2023; đồng thời sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn liên quan với các nước, đặc biệt thông qua hợp tác hợp tác Nam-Nam và hợp tác ba bên.

Bài liên quan
  • Kiểm điểm và định hướng hợp tác ASEAN+1
    Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đề nghị ASEAN và các đối tác cần tiếp tục thúc đẩy đối thoại, tham vấn, xây dựng lòng tin, cùng ứng phó các thách thức chung thông qua các cơ chế do ASEAN chủ trì.
Nổi bật Việt Báo
  • Báo chí quốc tế đưa tin về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Các hãng thông tấn, báo, đài quốc tế đã đưa tin về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhấn mạnh tình cảm thiêng liêng của người dân và bạn bè quốc tế đối với Tổng Bí thư.
  • Danh dự là thiêng liêng
    Cả nước đang để tang ông. Từ dòng người đứng lặng hai bên đường trong giờ phút đưa thi hài ông từ Bệnh viện Quân đội 108 về Nhà tang lễ Quốc gia, cho đến những lời từ biệt lặng trang trên những địa chỉ - ảo rất nhỏ nhoi, không mấy ai “theo dõi”. Thì đó cũng là minh chứng cho tâm nguyện một đời của ông đã trọn vẹn từ sinh cho tới tử.
  • Kiểm điểm và định hướng hợp tác ASEAN+1
    Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đề nghị ASEAN và các đối tác cần tiếp tục thúc đẩy đối thoại, tham vấn, xây dựng lòng tin, cùng ứng phó các thách thức chung thông qua các cơ chế do ASEAN chủ trì.
  • Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong và các đối tác
    Đây là lần đầu tiên các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong-Nhật Bản và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong-Hàn Quốc sau ba năm bị gián đoạn.
  • Video mới công bố về thời khắc Mỹ bị tấn công khủng bố 11/9/2001
    Một đoạn video đã bị thất lạc 23 năm, ghi lại chi tiết cảnh 2 tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) sụp đổ trong vụ nước Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, mới đây đã được công bố.
Đừng bỏ lỡ
ASEAN cam kết xóa đói nghèo, đảm bảo an ninh lương thực cho tất cả mọi người
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO