Ảnh: Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của 'Nam thiên đệ nhất thác' ở Đà Lạt

18/06/2022 09:35

Với vẻ hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng không kém phần thơ mộng, thác Pongour được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhất thác", làm say lòng du khách khi đến xứ sở Sương mù.

Ảnh: Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của 'Nam thiên đệ nhất thác' ở Đà Lạt - 1

Thác Pongour còn được gọi là thác 7 tầng, nằm tại huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng), cách TP Đà Lạt khoảng 50km về phía Nam. Với độ cao trên 40m, thác Pongour mang vẻ đẹp hùng vĩ giữa núi rừng đại ngàn, được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhất thác".

Ảnh: Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của 'Nam thiên đệ nhất thác' ở Đà Lạt - 2

Về tên thác Pongour, hiện có một số lý giải khác nhau được đưa ra. Giả thuyết được nhiều người nhắc đến là Pongour xuất phát từ tiếng K'Ho (4 sừng tê giác). Người dân địa phương kể rằng ngày xưa có cô gái Ka Nai xinh đẹp, trẻ trung, sức mạnh hơn cả thanh niên dũng sĩ trong vùng. Cô có tài chinh phục thú rừng, nhất là tê giác. Ka Nai thường dùng chúng để khai phá núi rừng đồi suối, đánh giặc bảo vệ buôn làng.

Ảnh: Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của 'Nam thiên đệ nhất thác' ở Đà Lạt - 3

Một ngày vào rằm tháng Giêng, nàng Ka Nai trút hơi thở cuối cùng. Bốn con tê giác quanh quẩn bên nàng ngày đêm không rời, chẳng buồn ăn uống cho đến chết. Không lâu sau, nơi nàng yên nghỉ sừng sững một ngọn thác đẹp tuyệt trần. Người ta nói đó là do mái tóc của nàng Ka Nai đã hóa thành dòng nước trắng xóa, trong xanh, mát rượi, còn những phiến đá xanh rêu to lớn làm nền cho thác đổ là những chiếc sừng của tê giác hóa thành. Đó là biểu tượng của sự đoàn kết, gắn bó vĩnh cửu giữa con người với thiên nhiên.

Ảnh: Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của 'Nam thiên đệ nhất thác' ở Đà Lạt - 4

Vẻ đẹp của thác nằm ở hệ thống của các bậc đá bằng phẳng, chúng xếp thành lớp không theo một trật tự nào. Dòng nước được đổ hết từ bậc này sang bậc khác tạo thành hàng trăm dòng chảy nhỏ tung bọt trắng xóa, khiến ai nhìn cũng phải trầm trồ vì vẻ đẹp hùng vĩ của nó.

Ảnh: Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của 'Nam thiên đệ nhất thác' ở Đà Lạt - 5
Ảnh: Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của 'Nam thiên đệ nhất thác' ở Đà Lạt - 6

Khung cảnh thiên nhiên nơi đây vẫn còn lưu giữ được nét hoang sơ.

Ảnh: Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của 'Nam thiên đệ nhất thác' ở Đà Lạt - 7

Bao quanh thác là khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú.

Ảnh: Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của 'Nam thiên đệ nhất thác' ở Đà Lạt - 8

Theo kinh nghiệm của nhiều người, du khách nên ghé thăm Pongour vào sáng sớm vì thời gian này thời tiết mát mẻ, khung cảnh đẹp, thơ mộng hơn.

Ảnh: Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của 'Nam thiên đệ nhất thác' ở Đà Lạt - 9

Vào mùa nào thác Pongour cũng có vẻ đẹp riêng, song dịp lý tưởng nhất để lui tới là từ tháng 7 đến tháng 11. Thời điểm này, lượng nước đổ về thác dồi dào hơn nhờ có mưa, các tháng mùa khô nước ở thác khá ít nên bạn sẽ không được cảm nhận hết vẻ đẹp vốn có của thác.

SAM SAM
Bài liên quan
  • Ngồi 'tuk tuk phiên bản Việt', dạo chơi vùng đất thanh bình ven sông Mekong
    Dạo chơi tại xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) du khách được ngồi xe tuk tuk qua "hàng cây Sáu Đấu", thăm nhà cổ hơn 100 tuổi, tự tay làm bánh dừa Giồng Luông...
  • Sông Lam, mùa săn cá trích mòi ‘nửa sông, nửa biển’
    Khi mưa phấn giăng cùng với hoa xoan nở tím bồng bềnh như mây cũng là thời điểm từng đoàn cá trích mòi từ biển di cư ngược lên các dòng sông để sinh sản. Đây được xem là lộc trời cho cư dân vùng ven sông Lam.
  • Hành trình chinh phục biển mây Đà Lạt mộng mơ và những khoảnh khắc khó quên
    Sau nhiều lần bỏ công đi săn mây Đà Lạt đều bị thất bại, nữ du khách cảm thấy vui mừng, phấn khởi khi có lần săn mây thành công ngoài mong đợi ở “thành phố ngàn hoa”.
  • 48h đưa bà ngoại đi khắp xứ Huế
    Dù đã có nhiều chuyến du lịch, đặt chân đến những miền đất mới, nhưng chuyến du lịch lần đầu tiên cùng bà ngoại đã mang đến cho nữ du khách những cảm xúc khó quên. Thời gian bên cạnh người thân yêu của mình, du khách đã có những phút giây đậm vị tình thân.
  • Lung Ngọc Hoàng - 'Lá phổi xanh' của miền Tây
    Năm 1999, bác Sáu Dân (Thủ tướng Võ Văn Kiệt) ghé thăm Lung Ngọc Hoàng. Sau khi đi thực tế, về làm việc, bác Sáu Dân căn dặn: Đây là mảnh rừng rất quý, là lá phổi xanh cho cả đồng bằng cần phải bảo tồn”, anh Trần Bé Em, Trưởng Phòng Khoa học và Bảo tồn Lung Ngọc Hoàng, nhớ lại. Và sau chuyến ghé thăm đó của bác Sáu Dân, cái tên Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) được định danh đến nay.
  • Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn sâu trong rừng xanh Mường Phăng
    Sở Chỉ huy chiến dịch ẩn khuất trong rừng Mường Phăng, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh quan trọng dẫn tới thắng lợi Điện Biên Phủ.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ảnh: Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của 'Nam thiên đệ nhất thác' ở Đà Lạt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO