Ảnh: Cánh rừng tự nhiên rộng hơn 380ha ở Đắk Lắk bị tàn phá

HIỀN MAI| 14/04/2022 07:43

Hơn 380ha rừng tại xã Ya Tờ Mốt (Ea Súp, Đắk Lắk) bị tàn phá song không được cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời.

Ảnh: Cánh rừng tự nhiên rộng hơn 380ha ở Đắk Lắk bị tàn phá - 1

Ngày 14/4, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vẫn đang kiểm đếm, xác minh số gỗ bị thiệt hại trong vụ phá rừng vừa xảy ra tại địa phận xã Ya Tờ Mốt (huyện Ea Súp, Đắk Lắk). Đây là vụ phá rừng tự nhiên lớn nhất từ trước đến nay tại địa phương này.

Ảnh: Cánh rừng tự nhiên rộng hơn 380ha ở Đắk Lắk bị tàn phá - 2

Rừng bị phá thuộc tiểu khu 222 và tiểu khu 205, lâm phần do UBND xã Ya Tờ Mốt quản lý (tức chủ rừng) từ năm 2020. Tổng diện tích rừng bị phá là 382,07ha, trữ lượng gỗ bình quân 10,77m3/ha.

Ảnh: Cánh rừng tự nhiên rộng hơn 380ha ở Đắk Lắk bị tàn phá - 3

Trước đó, Hạt Kiểm lâm Ea súp phối hợp cùng Đội Kiểm lâm cơ động số 1, Chi cục Kiểm lâm vùng 4 và UBND xã Ya Tờ Mốt kiểm tra, phát hiện tại tiểu khu 205 (do UBND xã Ya T’mốt quản lý) có khoảng gần 100ha rừng có cây bị cắt hạ, đường kính từ 20 cm trở xuống và thời gian cắt hạ khoảng từ 5 đến 7 ngày kể từ ngày phát hiện. Quá trình mở rộng kiểm tra hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện diện tích rừng bị phá là hơn 382ha.

Ảnh: Cánh rừng tự nhiên rộng hơn 380ha ở Đắk Lắk bị tàn phá - 4

Tại hiện trường, hàng loạt cây nhỏ, cây lớn bị cưa hạ đổ gục bên gốc; có nơi cành lá chưa kịp khô héo.

Ảnh: Cánh rừng tự nhiên rộng hơn 380ha ở Đắk Lắk bị tàn phá - 5
Ảnh: Cánh rừng tự nhiên rộng hơn 380ha ở Đắk Lắk bị tàn phá - 6

Khu vực rừng bị chặt phá nằm cách xa khu dân cư hàng chục cây số, đường đi lại khó khăn và vắng người qua lại. Bên cạnh khu vực rừng bị phá có những diện tích đã được người dân trồng cây sắn (mì).

Ảnh: Cánh rừng tự nhiên rộng hơn 380ha ở Đắk Lắk bị tàn phá - 7

Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, mục đích phá rừng không phải lấy gỗ mà để lấy đất sản xuất.

Ảnh: Cánh rừng tự nhiên rộng hơn 380ha ở Đắk Lắk bị tàn phá - 8

UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo công an vào cuộc điều tra, xác định thủ phạm phá rừng; làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra phá rừng nhưng không phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp) cũng cử cán bộ Đội Kiểm lâm đặc nhiệm phối hợp kiểm tra, xác minh vụ phá rừng nói trên.

HIỀN MAI

Bài liên quan
  • Du khách thích thú dự lễ 'thôi nôi' 2 bé hổ có tên Bình và Dương
    Cũng có bánh kem, hát hò, lời chúc... nhưng chủ nhân buổi sinh nhật lại là 2 bé hổ tên Bình và Dương vừa tròn một tuổi. Đây là 2 hổ con được phối giống và sinh ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
  • Sơn La tạm đình chỉ giáo viên mầm non để xác minh vụ đánh bé gái 8 tuổi
    Trường mầm non Ít Ong, huyện Mường La, Sơn La đã họp, xem xét và tạm đình chỉ giáo viên có hành vi đánh đập bé gái 8 tuổi để xác minh, điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.
  • Những chuyến phà cuối cùng trên Bạch Đằng giang
    Trong gần 50 năm hoạt động, tuyến phà nối Quảng Ninh và Hải Phòng trên dòng Bạch Đằng giang sắp hoàn thành sứ mệnh lịch sử khi cây cầu Rừng sắp được khánh thành.
  • Tăng tốc thu phí sử dụng vỉa hè
    Nhiều địa phương tại TP HCM đã và đang thúc đẩy tiến trình thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè. Việc này góp phần tạo công bằng cho người dân, giúp trật tự đô thị nền nếp hơn
  • Ấm áp tình người Đà Nẵng
    Đà Nẵng đang bước vào cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên mức 40 độ C, cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Trong điều kiện nắng nóng gay gắt, nhiều người dân tại Đà Nẵng tự nguyện phát nước cam, nước mía, nước lọc miễn phí cho người đi đường với thông điệp “Nước miễn phí - Ai cần thì lấy”.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo khẩn liên quan Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Formosa
    Ngoài việc yêu cầu không đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình xử lý vụ việc tại Công ty TNHH Quốc tế Formosa, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể nếu có, cũng như giao công an xử lý các hành vi vi phạm
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ảnh: Cánh rừng tự nhiên rộng hơn 380ha ở Đắk Lắk bị tàn phá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO