Ấn vàng triều Nguyễn biểu tượng cho điều gì?

23/10/2022 19:06

Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Theo số liệu thống kê, ước tính các vua triều Nguyễn cho đúc hơn 100 ấn triện, ấn làm từ vàng được gọi là kim bảo, triện làm bằng ngọc được gọi là ngọc tỉ.

Ấn vàng triều Nguyễn biểu tượng cho điều gì?

Ngày 31.10 sắp tới, nhà đấu giá MILLON chuẩn bị cho đấu giá hai cổ vật quý giá của triều Nguyễn là ấn Hoàng đế chi bảo và bát vàng có niên đại từ thời vua Khải Định.

Câu chuyện về cổ vật triều Nguyễn lại nóng trên các diễn đàn với rất nhiều giai thoại.

Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Nguyễn Ánh (Gia Long) lên ngôi hoàng đế năm 1802 lập ra triều Nguyễn mở màn thời kỳ trị quốc với rất nhiều thăng trầm của 13 đời vua.

Vị vua cuối cùng khép lại triều Nguyễn và chấm dứt thời kỳ phong kiến ở Việt Nam là Bảo Đại, ông thoái vị vào năm 1945.

Như vậy, triều Nguyễn tồn tại trong tổng cộng là 143 năm với nhiều biến cố. Trong đó, biến cố lịch sử lớn nhất, làm thay đổi toàn diện xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX là sự xâm lược của người Pháp.

Trong cuốn sách “Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn” do Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp thực hiện, xuất bản năm 2016, đã ghi lại nhiều dấu ấn lịch sử gắn với triều Nguyễn.

Đồng thời cuốn sách giới thiệu đến độc giả bộ sưu tập bảo vật vô giá của hoàng cung triều Nguyễn.

 
Theo cuốn sách "Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn", đây là ấn Hoàng hậu chi bảo, làm từ bạc mạ vàng, niên hiệu Bảo Đại thứ 9, 1934. Ấn này hiện được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia VN. Ảnh: BT

Bảo vật triều Nguyễn là khối di sản có giá trị đặc biệt của quốc gia, là bộ sưu tập cung đình duy nhất, đầy đủ nhất còn tồn tại.

Nhìn từ lịch sử, bảo vật triều Nguyễn đã phản ánh diện mạo đời sống của vương triều phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.

Theo ghi chép của “Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn”, triều Nguyễn có khoảng 100 ấn triện làm từ vàng và ngọc. Ấn làm từ vàng được gọi là kim bảo (hoặc kim ấn), triện làm từ ngọc được gọi là ngọc tỉ.

Ấn triện được coi là vật bảo chứng cho sự hiện diện và xác nhận ý chí, mệnh lệnh của nhà vua. Cũng theo “Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn”, kim bảo và ngọc tỉ là biểu tượng cho quyền lực tối cao của vua, trọng khí quốc gia.

Bộ sưu tập tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện đang lưu giữ được 85 kim bảo, ngọc tỉ triều Nguyễn.

 
Ấn Hoàng thái tử bảo, đúc ngày 17 tháng 1, niên hiệu Bảo Đại thứ 14, 1939. Ảnh: BT
Ấn Quốc gia tín bảo (vàng, niên hiệu Gia Long) dùng cho các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng binh nhập ngũ và các văn kiện hành chính quan trọng. Ảnh:BT
Ấn Quốc gia tín bảo (vàng, niên hiệu Gia Long) dùng cho các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng binh nhập ngũ và các văn kiện hành chính quan trọng. Ảnh:BT

Có thể kể đến, ấn Quốc gia tín bảo (vàng, niên hiệu Gia Long) dùng cho các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng binh nhập ngũ và các văn kiện hành chính quan trọng.

Ấn Hoàng hậu chi bảo, làm từ bạc mạ vàng, niên hiệu Bảo Đại thứ 9, 1934. Ấn được vua Bảo Đại cho đúc để ban cho Hoàng hậu Nam Phương nhân lễ cưới.

Ấn Hoàng thái tử bảo, đúc ngày 17 tháng 1, niên hiệu Bảo Đại thứ 14, 1939. Trong lễ phong, Hoàng thái tử Bảo Long (3 tuổi) được vua ban tặng ấn này để sử dụng với vị trí, vai trò của mình.

Trong đó còn có ngọc tỉ “Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ”. Ngọc tỉ này được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2017.

Theo thông tin từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, nếu như hầu hết ấn ngọc (ngọc tỉ) đều do triều đình nhà Nguyễn nhập nguyên liệu từ Miến Điện, Ấn Độ, Trung Quốc, thì riêng “Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ” được làm từ khối ngọc trong nước.

Những ấn, triện bằng vàng và ngọc này tượng trưng cho quyền lực tối cao của nhà vua.

Ấn vàng sắp đấu giá là “Hoàng đế chi bảo“. Ảnh: CMH
Ấn vàng sắp đấu giá là “Hoàng đế chi bảo“. Ảnh: CMH

Chiếc ấn sắp đấu giá vào ngày 31.10 tới là kim bảo “Hoàng đế chi bảo” được cho là kim bảo lớn nhất, đẹp nhất và quý nhất của nhà Nguyễn. Ấn này đúc bằng vàng ròng vào ngày 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4.

Theo laodong.vn
https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/an-vang-trieu-nguyen-bieu-tuong-cho-dieu-gi-1108286.ldo
Copy Link
https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/an-vang-trieu-nguyen-bieu-tuong-cho-dieu-gi-1108286.ldo
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ấn vàng triều Nguyễn biểu tượng cho điều gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO