Theo đó, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa ra ý kiến cho rằng, tuyệt đối không nên nhịn ăn khi bị ngộ độc thực phẩm. Lí do là bởi ngộ độc thực phẩm gây mất nước, mất cân bằng điện giải và dinh dưỡng nên cần bù đắp kịp thời bằng chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng từng người.
Khi bị ngộ độc thực phẩm, dấu hiệu nhận biết thường gặp là bị nôn mửa, tiêu chảy dẫn đến mất nhiều chất lỏng và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Nếu nhịn ăn, tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn, gây suy nhược và kiệt sức. Do đó, cần bù đắp lượng nước và dinh dưỡng thiếu hụt bằng chế độ ăn uống dễ tiêu hóa như: súp, cháo, nước ép trái cây tươi…
Ngoài ra, người bị ngộ độc thực phẩm nên tránh tuyệt đối các thực phẩm khó tiêu gồm: dầu mỡ, đường, sữa, phomai, rượu, bia, cà phê, thuốc lá... Thay vào đó, nên ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi cung cấp vitamin và khoáng chất giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Một vài gợi ý khác cũng được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tư vấn rằng, các loại thịt trắng như cá sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ngộ độc, đồng thời cung cấp protein và các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Còn với các loại trái cây, đặc biệt chuối chín rất thích hợp để bồi dưỡng sau khi bị ngộ độc thực phẩm do chứa nhiều kali nhằm giúp duy trì chất lỏng, điều hòa trao đổi chất cũng như đào thải chất thải từ các tế bào.
Ngoài ra, khi cảm thấy có thể vẫn còn sự khó chịu nên ngậm lát gừng tươi hoặc uống nước ấm pha với gừng, mật ong để làm dịu các triệu chứng buồn nôn. Theo đó, gừng tươi mang lại tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nhằm giúp vấn đề tiêu hóa được tốt hơn.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng nhấn mạnh, sau khi ngộ độc thực phẩm nên bù đắp dinh dưỡng với chế độ ăn uống phù hợp, dễ tiêu hóa nhằm nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Cùng với sự nghỉ ngơi phù hợp sẽ giúp khắc phục triệt để tình trạng sau khi ngộ độc thực phẩm một cách nhanh chóng.