Ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại ?

Ngọc Ánh (T/H)| 24/01/2024 09:50

Bố mẹ nào cũng mong có con cái ở bên trong những dịp Tết đến xuân về. Thế nên câu chuyện ăn Tết ở nhà nội hay nhà ngoại cũng là một vấn đề lớn mà hầu như ai lấy chồng xa cũng gặp phải...

Cứ đến Tết là gia đình lục đục cãi vã

Chị Hồng Loan (34 tuổi) tâm sự, cứ gần đến Tết là hai vợ chồng chị lại lục đục khi không thống nhất được về nhà nội hay nhà ngoại để ăn Tết

Những điều tối kỵ sau khi vợ chồng cãi vã - Tuổi Trẻ Online
Ảnh minh hoạ

Chị Loan chia sẻ, hai vợ chồng sinh sống và làm việc ở Tp HCM, quê nội ở Bình Dương còn quê ngoại ở Huế. Vì công việc bận rộn, con cái cũng phải đi học ngày nghỉ lại ít nên Tết đến chỉ có thể đón ở 1 trong 2 quê.

Thế nhưng, chồng chị là con trưởng, cũng là trưởng họ, không thể vắng mặt trong những khoảnh khắc quan trọng của gia đình, nên chị biết ý định của mình rất khó có thể thực hiện được.

"Chồng tôi là con trai trưởng, nhà tôi cũng chỉ có mình tôi là con gái nên cũng rất khó xử"

Mọi năm cứ đến Tết là vợ chồng con cái lại khăn gói về nhà nội tất bật chuẩn bị mọi thứ, từ sắm sửa đồ đạc, dọn dẹp nhà cửa,... thấm thoát cũng 5 năm chị Loan chưa được về ăn Tết bên ngoại.

Vì đã lâu nên mẹ chồng chị cũng mặc định những việc như thế này là nhiệm vụ chị Loan phải làm, bà thường bảo chị rằng con gái “xuất giá tòng phu”, ngày xưa bà đi lấy chồng cũng phải thế, phải phụng sự nhà chồng trước khi nghĩ về nhà mẹ đẻ. Nghe mẹ chồng nói vậy, chị chỉ biết ngậm ngùi.

Nàng dâu chết lặng khi nghe mẹ chồng mắng: Lúc nào cũng về nhà ngoại, có  giỏi bế nhau đi luôn đi
Ảnh minh hoạ

Năm nay, chị quyết định nói với chồng cho chị về quê ăn Tết cùng với bố mẹ đẻ. Bởi lẽ, bố mẹ chị sức khỏe cũng đã có phần yếu đi, hơn hết là lâu rồi chưa về ăn Tết với bố mẹ, chị nhớ những cái Tết thời còn làm con gái

Thế nhưng, chồng chị là con trưởng, cũng là cháu đích tôn trong họ, không thể vắng mặt trong những khoảnh khắc quan trọng của gia đình, nên chị biết ý định của mình rất khó có thể thực hiện được.

Khi tôi đề xuất, chồng tôi cũng chỉ có thể động viên và an ủi vợ ăn Tết nhà nội mùng 1 rồi mùng 2 cả gia đình sẽ di chuyển về bên ngoại. Biết là vậy, nhưng điều ấy khiến tôi thật buồn, tủi thân và thương bố mẹ”, chị Loan rưng rưng nước mắt.

Cũng trong hoàn cảnh với gia đình chị Loan, cứ mỗi năm Tết đến gần, vợ chồng lại cãi nhau về vấn đề ăn Tết quê nội hay ngoại, anh Huỳnh Hải (40 tuổi) chia sẻ : "Vợ chồng tôi về chung một nhà đến nay đã 7 cái Tết. Vì là con trưởng trong gia đình nên tôi luôn động viên vợ theo mình về quê nội ăn Tết để làm tròn chữ hiếu với bố mẹ, hoàn thành luôn nhiệm vụ là cháu đích tôn trong dòng họ.

Mấy năm đầu vợ tôi còn vui vẻ đồng ý, nhưng 2 năm nay, vợ tôi bắt đầu tỏ thái độ không thích, bảo rằng tủi thân và nhớ nhà. Năm nay, khi chuẩn bị đón cái Tết thứ 8 ở nhà chồng thì cô ấy đã đòi về nhà bố mẹ ruột mãnh liệt hơn mọi năm. Vợ hết giận dỗi lại khóc lóc suốt đêm. Tôi rất thương và đồng cảm với vợ, nhưng vì trách nhiệm của mình nên tôi cũng không biết làm thế nào”, anh Hải giãi bày.

Cũng có những gia đình, Tết chỉ là chuyện nhỏ

Khác với câu chuyện của gia đình anh Hải và gia đình chị Loan. Anh Nhật Hoàng (35 tuổi) cho biết năm nào cả nhà cũng chạy xe ô tô gia đình về quê ngoại từ 27 âm lịch. Anh cho rằng  không khí Tết ở quê vợ vô cùng nhộn nhịp chứ không ảm đạm như Tết trong miền Nam nhà anh. Anh cũng thừa nhận hiếm khi vợ chồng xích mích vào dịp Tết vì với anh Tết nhất vui vẻ mới là thứ quan trọng nhất những thứ khác cả năm vợ anh đã chu toàn cả rồi.

Việt Kiều đón Tết quê nhà, nỗi lòng người con xa xứ | VIETRAVEL

Xem thêm: Những nẻo đường về quê đón Tết

"Cả năm vợ tôi đã phải làm dâu xa nhà, có dịp quan trọng mới về, tôi muốn vợ được nghỉ ngơi vào dịp mà nàng dâu nào cũng tất bật lo Tết cho nhà chồng", anh Hoàng chia sẻ.

Vợ chồng anh Hoàng kết hôn năm 2009. Năm đầu chị Xuân làm dâu, anh đã xin phép bố mẹ được về quê vợ ăn Tết đến mồng 4 sẽ trở lại nhà. Mẹ anh cũng đồng ý ngay vì đây cũng là điều mà mấy chục năm làm dâu mà luôn ao ước, "hơn hết là mẹ tôi rất thương vợ tôi, hầu như cô ấy chưa làm phật lòng bố mẹ tôi bất cứ điều gì." anh Hoàng cười nói

Trước khi về nhà mẹ đẻ, chị Xuân cũng đã chu toàn hết mọi việc, hai vợ chồng lên kế hoạch dọn nhà sớm, mua sắm đủ đồ cần thiết.  Mẹ chồng cũng gói ít quà để gửi về biếu ông bà thông gia, không quên vui vẻ gửi lời hỏi thăm đến ông bà ở quê.

" Dù lấy chồng xa nhà nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác tủi thân, đặc biệt là vào những ngày Tết, tôi cũng chưa bao giờ nghĩ tới chuyện xin về ngoại ăn Tết hằng năm đều đặn thế này. Nhưng may mắn được bố mẹ chồng vui vẻ động viên tôi nên về nhà nhiều hơn, hơn cả là được đón giao thừa như trước khi về làm dâu khiến tôi trân trọng và biết ơn gia đình chồng nhiều hơn", chị Xuân cười hạnh phúc.

Đến nay, dù hai vợ chồng anh Hoàng đã có hai con lớn nhưng cứ Tết đến các cháu vẫn được về ngoại. Hết mồng 3, anh chị lại quay trở về Tp HCM.

Với những người làm dâu xa nhà, dù có được bố mẹ chồng ủng hộ việc về nhà ngoại ăn Tết, sẽ có thể họ bị họ hàng, người thân quen phán xét, cho rằng không coi trọng nhà chồng, chê ông chồng nhu nhược, nên các ông chồng vừa phải nghĩ cho vợ và cho bố mẹ. Ai cũng mong con cháu đoàn tụ vào dịp này, nên tính toán cẩn thận để hai nhà đều vui...

Bài liên quan
  • Tết xưa Tết nay, điều hay còn giữ
    Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy - cựu giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, người Việt rất giỏi trong việc sáng tạo và lưu giữ văn hóa, nên Tết nay dù khác rất nhiều Tết xưa của ông bà nhưng vẫn giữ được những gì tinh túy nhất của Tết.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO