Ấn Độ tăng rào cản với camera giám sát Trung Quốc

27/05/2024 15:42

Chính phủ Ấn Độ đã ban hành bộ quy tắc mới nhằm quản lý hệ thống camera giám sát có thể được sản xuất hoặc bán ở Ấn Độ, gây khó khăn cho các thương hiệu Trung Quốc.

Hiện tại, camera giám sát Trung Quốc vẫn đang ngập tràn trên thị trường Ấn Độ. Vào ngày 9/3, Ấn Độ đã ban hành bộ quy định mới, bắt buộc các nhà sản xuất phải đưa sản phẩm đến các phòng thí nghiệm được Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) công nhận để kiểm tra "các thông số bảo mật thiết yếu" để có được giấy phép sử dụng "Dấu tiêu chuẩn".

Các nhà sản xuất và người bán hàng có 6 tháng để đáp ứng các yêu cầu cần thiết, quy định có hiệu lực từ ngày 9/10.

uhvvrbky.png
Các nhà sản xuất, buôn bán camera giám sát tại Ấn Độ phải tuân thủ nhiều quy định hơn. Ảnh: IndiaToday

Theo những sửa đổi trong "Lệnh hàng hóa điện tử và công nghệ thông tin (yêu cầu đăng ký bắt buộc) năm 2021", không ai được sản xuất hoặc lưu trữ để mua bán, nhập khẩu, phân phối hàng hóa không phù hợp với Tiêu chuẩn Ấn Độ. Do đó, tất cả các camera giám sát được triển khai ở Ấn Độ đều an toàn trước các vấn đề an ninh quốc gia.

Ấn Độ là một thị trường camera giám sát khổng lồ. Các công ty Trung Quốc thống trị trong một thời gian dài nhờ giá cả hợp lý và công nghệ tiên tiến. Theo các chuyên gia, quy mô thị trường camera giám sát Ấn Độ ước tính đạt 4,38 tỷ USD vào năm 2022, dự kiến tăng trưởng ở mức 17% trong những năm tới để đạt giá trị 13,08 tỷ USD vào năm 2029.

Tuy nhiên, do những lo ngại về quyền riêng tư và tranh chấp biên giới gần đây với Trung Quốc, Chính phủ Ấn Độ, một trong những bên mua hệ thống camera giám sát lớn nhất, đã đảm bảo rằng các nhà sản xuất Trung Quốc không được phép cạnh tranh trong các hợp đồng của chính phủ. Các công ty tư nhân Ấn Độ cũng không được khuyến khích bắt tay các công ty Trung Quốc.

Theo các quy tắc sửa đổi, các nhà cung cấp muốn hoạt động ở Ấn Độ và cần "Dấu tiêu chuẩn" sẽ cung cấp các chi tiết như bảng thông số kỹ thuật của chipset sử dụng trong thiết bị và quy trình sản xuất/cung cấp thiết bị. Họ cũng phải xác minh rằng các khóa và chứng chỉ mật mã là độc nhất cho mỗi thiết bị riêng lẻ.

Nhà sản xuất phải gửi danh sách tất cả các khóa và chứng chỉ đang dùng trong hệ sinh thái thiết bị và danh sách tất cả dữ liệu nhạy cảm kèm mục đích sử dụng và cơ chế lưu trữ an toàn trong thiết bị. Hơn nữa, các biện pháp trong thiết bị để ngăn chặn giả mạo phần mềm và giả mạo phần cứng cũng cần được đề cập và chứng minh rõ ràng. Họ cần tiết lộ có đang dùng bất kỳ công nghệ bảo vệ sở hữu trí tuệ nào hay không.

Quan trọng nhất, nhà cung cấp cần gửi một tài liệu đề cập đến tình huống khi thiết bị sẽ thiết lập kết nối máy chủ với môi trường bên ngoài, với thông tin chi tiết về các biện pháp bảo mật tại chỗ trong khi xác thực chữ ký số của các kết nối máy chủ. Điều này sẽ đảm bảo rằng các nguồn cấp dữ liệu từ camera quan sát không được truy cập từ bất kỳ quốc gia thứ ba nào hoặc từ một nơi ngoài ý muốn.

Một công ty cũng sẽ phải đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát bảo mật được áp dụng để cản trở kỹ thuật đảo ngược firmware. Cuối cùng, các nhà cung cấp phải trình chính sách rủi ro chuỗi cung ứng/kinh doanh liên tục để chứng minh cách họ dự định xử lý khi chuỗi cung ứng gián đoạn.

(Theo sundayguardianlive)

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/an-do-tang-rao-can-voi-camera-giam-sat-trung-quoc-2284782.html
Copy Link
https://vietnamnet.vn/an-do-tang-rao-can-voi-camera-giam-sat-trung-quoc-2284782.html
Bài liên quan
  • Hai hãng camera Trung Quốc chiếm 90% thị trường camera Việt Nam
    Đưa ra thông tin tổng quan về bức tranh thị trường camera tại Việt Nam, đại diện Pavana cho biết, trong tổng quy mô thị trường khoảng 175 triệu USD, hai hãng lớn của Trung Quốc và các thương hiệu con của họ chiếm xấp xỉ 90% thị trường.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ấn Độ tăng rào cản với camera giám sát Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO