Triết gia người Anh Bertrand Russell (1872 - 1970)
Bertrand Russell là một triết gia, một nhà toán học ưa chuộng các lý thuyết khoa học và logic. Khá bất ngờ khi ông nói về một khái niệm trừu tượng, khó nắm bắt như hạnh phúc. Suy nghĩ của ông về sự bất lực của con người trước việc áp dụng những lý lẽ khi đứng trước tình yêu là một điều mà các nghiên cứu khoa học đương đại cũng ủng hộ.
Triết gia người Đức Friedrich Nietzsche (1844 - 1900)
Triết gia Friedrich Nietzsche cho rằng hạnh phúc là cảm nhận về khả năng kiểm soát của một người đối với cuộc sống và những gì diễn ra xung quanh họ. Ông Nietzsche thường quan tâm đến những ảnh hưởng của quyền lực và khả năng kiểm soát đối với những trải nghiệm sống của một con người.
Khi một người cảm nhận rõ ràng, thấu hiểu về bản thân mình và cảm thấy bản thân có đủ khả năng kiểm soát nhiều việc theo mong muốn cá nhân, khiến cho cuộc sống diễn ra theo đúng mong muốn của mình, họ sẽ cảm thấy hạnh phúc.
Triết gia người Anh John Stuart Mill (1806 - 1873)
Thay vì tìm cách đưa vào cuộc sống của mình nhiều tiện nghi và sự tận hưởng hơn, ông John Stuart Mill tin vào giá trị của cách sống vị tha, đem lại lợi ích cho số đông, cho cộng đồng. Ông tin rằng việc sống có mục đích cao đẹp chính là cách để mang lại hạnh phúc cho mỗi người.
Triết gia người Hy Lạp Socrates (470 - 399 trước Công nguyên)
Socrates là một trong những triết gia vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại, theo quan niệm của ông, hạnh phúc thực sự không đến từ những yếu tố tiện nghi, vật chất phục vụ cho sự tận hưởng hay những danh tiếng, tôn vinh mà mọi người dành cho một cá nhân.
Hạnh phúc đích thực đến từ những điều riêng tư thuộc về nội tâm mà một người tự ghi nhận với chính mình. Bằng cách giảm bớt những nhu cầu của bản thân, người ta sẽ học được cách tận hưởng những niềm hạnh phúc giản dị trong cuộc sống.
Triết gia người Trung Quốc - Khổng Tử (551 - 479 trước Công nguyên)
Quan niệm của Khổng Tử về hạnh phúc kết nối suy nghĩ, xúc cảm và hành động của một cá nhân. Đó chính là nền tảng của liệu pháp nhận thức hành vi đang được áp dụng trong tâm lý học hiện đại, nhằm giúp mỗi cá nhân tìm thấy ý nghĩa của sự tồn tại trong cuộc đời.
Triết gia người La Mã cổ đại - Lucius Annaeus Seneca (năm 4 trước Công nguyên - năm 65 sau Công nguyên)
Triết gia Seneca tin vào mối liên hệ giữa hạnh phúc và khả năng kiểm soát của một cá nhân trong cuộc sống của họ. Đối với nhiều người, những điều mà họ quan tâm nằm ở ngoại cảnh. Những gì diễn ra xung quanh sẽ định hướng hành vi của họ.
Đối với một số người khác, những điều mà họ quan tâm nhiều nhất lại nằm trong chính con người họ, theo Seneca, đây là những người dễ tìm được hạnh phúc.
Triết gia người Trung Quốc - Lão Tử (không rõ năm sinh - năm mất, hậu thế cho rằng Lão Tử sống trong thời kỳ từ thế kỷ 6 trước Công nguyên - thế kỷ 4 trước Công nguyên)
Những quan niệm mà Lão Tử để lại về tầm quan trọng của việc biết cách sống trong hiện tại vẫn tạo được hiệu ứng rất lớn đối với triết lý sống đương đại.
Triết gia người Đan Mạch Søren Kierkegaard (1813 - 1855)
Triết gia Kierkegaard tin rằng hạnh phúc đến từ việc sống trọn vẹn trong khoảnh khắc của hiện tại và tận hưởng trải nghiệm đang diễn ra. Khi chúng ta không còn nghĩ về cuộc sống của mình như tổng hợp của những vấn đề, mà thay vào đó, nghĩ rằng cuộc sống là tổng hợp của những trải nghiệm, chúng ta sẽ tìm thấy sự thỏa mãn trong cuộc sống.
Triết gia người Mỹ Henry David Thoreau (1817 - 1862)
Trong cuộc sống, triết gia Thoreau còn là người tránh việc hình thành nên những thói quen có khả năng chi phối cuộc sống của bản thân, ông tin rằng chính những sự bất ngờ và ngẫu hứng cũng góp phần đưa lại cảm nhận về niềm vui, hạnh phúc.