8 điều bạn cần biết và thực hiện khi cách ly tại nhà

P.V| 05/08/2021 09:23

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM vừa có hướng dẫn người dân thực hiện cách ly tại nhà.

8 điều bạn cần biết và thực hiện khi cách ly tại nhà - 1

Xét nghiệm cho người dân. Ảnh minh họa

1. Bạn không được ra khỏi nhà cho tới khi ngành y tế cho phép.

2. Bạn cần phải thực hiện:

-Giữ khoảng cách trên 2 mét khi tiếp xúc với người nhà, luôn mang khẩu trang và tấm che giọt bắn trong lúc được tiếp tế, sát khuẩn tay thường xuyên. Nếu trong phòng chỉ có một mình, bạn có thể không cần phải mang khẩu trang.

-Luôn tự theo dõi sức khỏe như: đo nhiệt độ 2 lần/ngày, đo SpO2 (nếu có) và các triệu chứng mới xuất hiện của bản thân dù tình trạng bệnh của bạn hiện đang tạm ổn.

3. Để tăng sức đề kháng nhằm giúp bạn mau khỏi bệnh thì cần phải:

-Uống đủ nước.

-Ngủ đủ giấc.

-Ăn đủ chất.

-Vận động, tập thể dục điều độ.

4. Bảo đảm vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt:

-Ăn sạch uống sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

-Nhà vệ sinh phải luôn sạch sẽ: luôn mang khẩu trang khi đi vệ sinh, rửa tay sạch sau đi vệ sinh.

5. Phòng ở phải thông thoáng, thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ bề mặt các vật dụng và bề mặt sàn.

6. Nhân viên y tế sẽ liên hệ với bạn làm xét nghiệm lại để quyết định thời gian kết thúc cách ly.

7. Khi xuất hiện những triệu chứng mới như: sốt trên 38,5 độ, đau tứ ngực, đau họng, mất mùi/vị,... thì bạn cần liên lạc với nhân viên y tế để được tư vấn hoặc được khám lại.

8. Khi có dấu hiệu chuyển nặng như:

-Tri giác lơ mơ, li bì.

-Khó thở nặng: thở hụt hơi, nhịp thở tăng trên 30 lần/phút, SpO2

-Tím tái môi, đầu chi

⇨ Thì bạn cần gọi ngay tổng đài “115” hoặc đội phản ứng nhanh của quận/huyện để được cấp cứu kịp thời.

8 điều bạn cần biết và thực hiện khi cách ly tại nhà - 2

    • Hai lưu ý giúp phòng tránh căn bệnh gây tử vong nhiều hơn ung thư
      Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong đó gần 10% là người trẻ. Đây là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn cả ung thư.
    • 5 loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa gây tích tụ mỡ nội tạng
      Chất béo chuyển hóa được nhiều người coi là một trong những loại chất béo không tốt cho sức khỏe nhất. Việc tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa trong thời gian dài có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và tích tụ mỡ nội tạng.
    • 4 loại nước uống thanh lọc phổi hiệu quả
      Thanh lọc phổi có thể là một phần quan trọng của quy trình chăm sóc sức khỏe đặc biệt đối với những người sống trong môi trường ô nhiễm hoặc làm việc trong môi trường có hại. Dưới đây là bốn loại nước uống có thể giúp thanh lọc phổi hiệu quả.
    • Bí quyết bảo vệ làn da khi đi du lịch vào mùa hè
      Mùa hè là thời điểm lí tưởng để du lịch, nhưng khi tham gia các hoạt động ngoài trời dưới cái nắng gay gắt, việc chăm sóc làn da trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
    • 6 trường hợp người cao tuổi không nên uống sữa
      Sữa rất giàu vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K, cũng như giàu khoáng chất, đặc biệt là canxi, phốt pho, sắt và iốt. Tuy nhiên, với một số trường hợp người cao tuổi - uống sữa lại ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và sức khỏe.
    • 3 cách bổ sung hạt chia để giảm mỡ nội tạng
      Thói quen ăn uống không lành mạnh ngoài việc gây khó khăn khi giảm mỡ bụng, còn làm gia tăng mỡ nội tạng và các vấn đề về sức khỏe. Hạt chia giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong ruột, từ đó giúp giảm mỡ nội tạng. Do đó, chúng ta cần bổ sung hạt chia vào chế độ ăn uống.
    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    8 điều bạn cần biết và thực hiện khi cách ly tại nhà
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO