8 chìa khóa phòng ngộ độc botulinum bạn cần biết

Ngọc Ánh (tổng hợp)| 27/05/2023 16:38

Hãy trở thành người tiêu dùng thông minh, biết lựa chọn kĩ thực phẩm đưa vào cơ thể, bảo quản thực phẩm đúng cách để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình. Đây là những điều cần biết về ngộ độc botulinum và cách phòng tránh mà mọi người cần biết.

Những điều cần biết về ngộ độc Clostridium botulinum (C.botulinum)

Trong tự nhiên, các bào tử của vi khuẩn C.botulinum phổ biến và có khả năng sống sót cao ở trong đất và bụi, được tìm thấy trong đất vườn, nghĩa trang, bùn, phân động vật tươi hoặc đã ủ, đường tiêu hóa của động vật, gia cầm, cá...

Nha bào có nhiều trong đất và có sức đề kháng cao, đặc biệt chịu nóng > 1000 C vẫn sống, đun nóng ở nhiệt độ 1200 C trong 10 phút mới giết chết được nha bào.

Clostridium botulinum ở điều kiện thích hợp sẽ tạo thành độc tố và sinh 7 typ độc tố A, B, C, D, E, F, G. Hay gây ngộ độc là typ A và B, ít hơn là typ E. Typ A thường thấy ở Châu Mỹ, typ B thường thấy ở Châu Âu và typ E thường thấy ở Nhật bản.

vi-khuan-1.jpeg

Độc tố của Clostridium botulinum có độc lực mạnh hơn độc tố của tất cả các vi khuẩn khác. Nó chịu được men tiêu hoá và môi trường axit nhẹ của dạ dày, mất tác dụng bởi kiềm và nhiệt độ cao 1200 C/5 phút hoặc 800 C/10 phút hoặc đun sôi trong vài phút.

Vi khuẩn C.botulinum phổ biến trong môi trường nên có thể lây nhiễm qua các khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng thực phẩm. Đặc biệt là các lọai thực phẩm đóng hộp như: sữa bột, pho mát, xúc xích, lạp xưởng, thực phẩm lên men yếm khí.
(Ảnh) Clostridium botulinum (C.botulinum) là một vi khuẩn hình que, Gram dương, sống kỵ khí tuyệt đối, sinh bào tử, gây bệnh bằng ngoại độc tố.

Các thực phẩm đóng hộp công nghiệp thường sử dụng nitric để ức chế độc tố botulinum. Các thực phẩm đóng hộp được chế biến thô sơ rất dễ nhiễm khuẩn C. Botulinum.

Độc tố botulinum được sinh ra do vi khuẩn Clostridium botulinum trong môi trường kỵ khí (môi trường thiếu không khí). Các sản phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản lên men, đóng hộp không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum và sinh độc tố botulinum.

Cơ chế gây bệnh

Cơ thể bị bệnh do ăn phải độc tố có trong thực phẩm và cả độc tố mới tiết ra đường tiêu hoá và các mô do vi khuẩn xâm nhập vào ở dạ dày, ruột, ngấm nhanh vào máu và phân tán ra toàn cơ thể, vào các tế bào của các mô khác nhau. Độc tố còn ngấm nhanh vào máu qua lớp màng nhầy của đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh từ 8-10 giờ.

botilinum.jpeg

Các triệu chứng phổ biến:

- Nôn, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, yếu ớt, da khô.

- Đau bụng, bụng chướng, táo bón, thường ít ỉa chảy.

- Không sốt hoặc sốt nhẹ, không rối loạn ý thức.

- Sau đó xuất hiện triệu chứng thần kinh điển hình:

+ Liệt cơ mắt: giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng, liệt cơ tim, liệt điều tiết (viễn thị), liệt cơ vận động nhãn cầu (lác mắt), nhìn đôi.

+ Liệt màn hầu, co thắt họng: nghẹn, sặc đường mũi, doãi cơ hàm, nhai nuốt khó khăn.

+ Liệt cơ thanh quản: nói khàn, giọng mũi, nói nhỏ, nói không thành tiếng. Các triệu chứng liệt có đặc điểm thường liệt cả hai bên đối xứng.

Phòng ngừa ngộ độc botulinum bằng cách nào?

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân: Thực hiện nghiêm túc ăn chín, uống sôi. Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường. Người dân khi sử dụng các sản phẩm đóng hộp nếu gặp phải các triệu chứng nêu trên cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm, sau đây là 8 chìa khóa phòng ngộ độc botulinum mà bạn cần biết:

8-chia-khoa-phong.png
Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. HCM
Bài liên quan
  • 4 cách chế biến món ăn sáng bằng yến mạch giúp giảm cân
    Yến mạch là thực phẩm phù hợp cho bữa sáng, không chứa cholesterol, giàu protein, nhiều chất xơ. Ăn yến mạch thường xuyên có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm cân. Dưới đây là 4 món ăn sáng bằng yến mạch giúp giảm cân.
  • Mẹo nhỏ giúp cải thiện suy giảm trí nhớ
    Suy giảm trí nhớ có nhiều nguyên nhân. Trong đó, có thể do rối loạn giấc ngủ, công việc quá tải. Khi tình trạng suy giảm trí nhớ chưa tới mức nghiêm trọng, cần thay đổi thói quen sống và bổ sung thực phẩm phù hợp, tốt cho não bộ.
  • 6 loại rau củ quả giàu chất xơ, càng ăn càng giảm cân
    Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn 6 loại rau củ quả giàu chất xơ, giúp thúc đẩy quá trình giảm cân diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
  • Công thức sinh tố lành mạnh vừa bổ dưỡng vừa giảm cân
    Một chiếc máy xay sinh tố sẽ phá vỡ thành tế bào của rau xanh hay hoa quả khiến cho chúng trở nên dễ hấp thụ hơn bao giờ hết, nhất là đối với bất kỳ ai có vấn đề tiêu hóa. Kết hợp vài loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với nhau theo cách này có thể thay đổi cách bạn cảm nhận và mang lại hiệu quả lâu dài về sức khỏe, tăng cường tuyến thượng thận, ổn định đường huyết và hỗ trợ giảm cân.
  • 5 thực phẩm chứa nhiều calo nhưng giúp giảm cân hiệu quả
    Đối với những người ăn kiêng, việc kiểm soát lượng calo nạp vào là nguyên tắc của việc giảm cân. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm chứa nhiều calo cũng có thể giúp giảm cân, do đó chúng ta cần kiểm soát lượng thực phẩm khác khi ăn.
  • Củ nghệ: Liều thuốc vàng trị chứng khó tiêu hiệu quả
    Một công thức điều trị chứng khó tiêu rẻ tiền, ngon miệng và sẵn có.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
8 chìa khóa phòng ngộ độc botulinum bạn cần biết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO