5 việc làm tạo thói quen ngủ sớm, dậy sớm để sống thọ hơn

Lan Hương(Nguồn: Familydoctor)| 21/04/2022 20:00

Để giúp bạn nuôi dưỡng thói quen ngủ sớm và dậy sớm, dưới dây là 5 lời khuyên hữu ích.

Trong cuộc sống, nhiều người có thói quen thức khuya. Tuy nhiên, việc đi ngủ muộn trong khi ngày hôm sau vẫn phải dậy sớm đi làm, đi học sẽ khiến chúng ta trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống, gây ảnh hưởng đến nhịp sống cũng như sức khỏe.

Không ít người nhận thức được điều này, nhưng lại khó điều chỉnh việc thức khuya. Để giúp bạn nuôi dưỡng thói quen ngủ sớm và dậy sớm, dưới dây là 5 lời khuyên hữu ích:

5 việc giúp bạn tạo lập thói quen ngủ sớm, dậy sớm - nền tảng để sống thọ hơn - 1

1. Nắm được thời gian đi ngủ và thức dậy giúp cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái nhất

Nhiều người nhận thức được rằng đi ngủ sớm và dậy sớm rất tốt cho sức khỏe song lại không biết nên đi ngủ vào thời gian nào là tốt nhất. Đồng hồ sinh học cần được điều chỉnh từ từ, chúng ta nên nắm được đồng hồ sinh học của bản thân, từ đó xây dựng thói quen đi ngủ có lợi cho sức khỏe.

Mỗi người có nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau. Trẻ em nên đảm bảo ngủ từ 9 đến 10 tiếng/đêm, nên ngủ lúc 8- 9 giờ tối và thức dậy lúc 6 -7 giờ sáng. Người trưởng thành bình thường nên đảm bảo ngủ đủ 7 tiếng/đêm, đi ngủ trước 11 giờ đêm và dậy vào khoảng 7 giờ sáng hôm sau. Người cao tuổi cần thời gian ngủ ngắn hơn, nhưng cũng nên đi ngủ sớm và dậy sớm.

2. Không bật đèn khi ngủ

Nhiều người thiếu cảm giác an toàn nên thường bật đèn sáng khi đi ngủ. Trên thực tế, thói quen này khiến họ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh đồng hồ sinh học của bản thân, bởi ánh sáng đèn gây ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học và làm chậm thời gian đi vào giấc ngủ.

5 việc giúp bạn tạo lập thói quen ngủ sớm, dậy sớm - nền tảng để sống thọ hơn - 2

3. Không sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ

Điện thoại di động không chỉ là công cụ liên lạc mà còn là "người bạn thân thiết" của nhiều người. Tuy nhiên, sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ không phải là một thói quen tốt. Khi lướt điện thoại, những nội dung trên mạng quá thú vị, thu hút sẽ khiến bạn sẵn sàng dành ra nhiều tiếng đồng hồ để đọc, xem và chơi, từ đó không thể đi ngủ sớm.

Do đó, trước khi đi ngủ, bạn nên đặt điện thoại di động ở xa, tốt nhất nên đặt ở phòng khác, không để bản thân phụ thuộc quá nhiều vào nó. Việc làm này cũng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

4. Không kéo rèm quá kín khi đi ngủ

Nếu ánh sáng bên ngoài cửa sổ không quá gắt, bạn có thể không cần kéo rèm khi đi ngủ. Để bảo vệ sự riêng tư, rèm có thể được kéo ra trước khi đi ngủ, nhưng sau khi tắt đèn nên mở ra.

Nếu rèm cửa quá dày và kín, ánh sáng ngày mới sẽ không thể lọt qua để đánh thức bạn, khiến bạn khó dậy vào buổi sáng. Vì vậy hãy mở rèm ra, ánh sáng buổi sớm sẽ giúp bạn dễ dàng tỉnh giấc, không ngủ thiếp đi vì nghĩ rằng trời vẫn còn tối.

5 việc giúp bạn tạo lập thói quen ngủ sớm, dậy sớm - nền tảng để sống thọ hơn - 3

5. Không ngủ quá nhiều vào ban ngày

Một số người bị rối loạn đồng hồ sinh học, ban ngày ngủ rất nhiều, ban đêm khó ngủ, thậm chí thời gian sinh hoạt đảo lộn hoàn toàn giữa ngày và đêm. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất, khiến chúng ta không thể xây dựng được thói quen ngủ sớm và dậy sớm.

Vấn đề trên nên được điều chỉnh kịp thời. Trước hết, phải rút ngắn thời gian ngủ vào ban ngày. Nếu buồn ngủ vào buổi trưa, bạn có thể chợp mắt nửa tiếng, bởi từng đó thời gian cũng đủ giúp bạn phục hồi tinh thần. Không nên nếu ngủ trưa quá lâu, bởi như vậy bạn sẽ ngày càng buồn ngủ và giấc ngủ có thể kéo dài đến vài tiếng.

Nhìn chung, không dễ để hình thành thói quen đi ngủ sớm dậy sớm. Muốn thực hiện được, bạn cần có phương pháp hợp lý và thực sự quyết tâm. Hãy đặt sức khỏe của bản thân lên hàng đầu, đừng vì những thú vui ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như lướt điện thoại, xem phim... vào ban đêm mà đánh mất đi sức khỏe quý giá.

Lan Hương(Nguồn: Familydoctor)

Bài liên quan
  • Mật ong và 8 tối kỵ bạn cần biết
    Mật ong đại kỵ với nhiều loại thực phẩm, nếu bạn kết hợp sai có thể gây hại sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
  • Lợi ích từ quả sung đối với người đường huyết cao, tiểu đường
    Theo tư vấn từ Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, quả sung chứa các chất hàm lượng cao giúp ích trong việc tăng cường và bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, các chất xơ, canxi, sắt, chất béo… và một số hoạt chất có lợi khác góp phần đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đường huyết cao, tiểu đường.
  • Người bị axit uric cao có ăn được bánh trung thu không?
    Bánh trung thu thường chứa nhiều đường, chất béo, ít nước và nhiều dầu, đường. Do đó, nhiều người bị axit uric cao thường lo sợ khi ăn loại bánh này.
  • 5 thói quen phải làm buổi tối nếu muốn giảm cân hiệu quả
    Đối với những người đang giảm cân, nếu muốn đạt được kết quả tốt thì cần phải cố gắng về nhiều mặt. Đặc biệt là trước khi đi ngủ vào buổi tối, cần duy trì một số thói quen để đốt cháy chất béo, giảm cân nhanh chóng.
  • 6 dấu hiệu của cơ thể báo động cholesterol máu cao
    Cholesterol máu cao, đặc biệt là cholesterol LDL cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu. Dưới đây là 6 dấu hiệu mà cơ thể có thể báo động cholesterol máu cao.
  • Lợi ích của cà phê trong việc kiểm soát huyết áp
    Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tim mạch và tử vong sớm, ảnh hưởng đến 1/3 số người trưởng thành trên thế giới. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê thường xuyên có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có việc kiểm soát huyết áp.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
5 việc làm tạo thói quen ngủ sớm, dậy sớm để sống thọ hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO