Dầu hào là một loại gia vị được làm từ hàu. Nó dường như là thứ gia vị "vạn năng" có tác dụng làm tăng độ tươi ngon, dậy mùi thơm, khử mùi tanh mà còn bổ sung muối, tạo màu và làm nổi bật hương vị thơm ngon của món ăn.
Dễ dùng như vậy nhưng thực chất khi sử dụng dầu hào cũng cần có một số lưu ý nhất định. Nếu sử dụng không đúng cách, không chỉ ảnh hưởng đến hương vị món ăn mà còn không có lợi cho cơ thể!
Đun dầu hào ở nhiệt độ cao trong thời gian dài
Dầu hào vừa ngọt vừa mặn, có thể hòa quyện và làm dậy mùi thơm. Vì vậy, nhiều bạn đã quen dùng dầu hào như muối hay xì dầu khi chế biến các món ăn. Bởi sau cùng dùng muối hoặc nước tương cũng chỉ để có thêm chút vị mặn, hoặc đơn giản là thêm màu.
Còn dùng dầu hào thì vừa có vị mặn vừa có vị ngọt thịt, nước dùng đậm đà đẹp mắt, đúng là ''một mũi tên trúng hai đích''!
Dầu hào có thể thay thế một phần muối hoặc nước tương, tuy nhiên, nó không thể nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Vì dầu hào sẽ mất đi vị ngon ngọt của thịt dưới nhiệt độ cao trong thời gian dài, nên tốt hơn hết bạn nên cho dầu hào vào sau cùng.
Để dầu hào ở nhiệt độ phòng sau khi mở
Nhiều người cho rằng nước tương có hàm lượng muối rất cao nên hầu hết để ở nhiệt độ phòng sẽ không bị hôi, cho nên họ nghĩ rằng dầu hào cũng mặn và để ở nhiệt độ phòng sẽ không bị hôi.
Hơn nữa, hạn sử dụng của dầu hào hầu hết là khoảng 24 tháng nên điều này khiến nhiều bạn nghĩ rằng dầu hào sẽ không sao cả.
Tuy nhiên, sau khi mở nắp chai, dầu hào có thể bảo quản được khoảng 3 tháng trong môi trường nhiệt độ thấp, nếu để ở nhiệt độ phòng thì tối đa 1 tháng, nếu nhiệt độ quá cao thì tối đa là 10 hoặc 8 ngày.
Việc để dầu hào đã mở nắp trong nhiệt độ phòng lâu sẽ dễ dàng sinh ra nấm mốc - thứ có thể mang đến chất gây ung thư cực mạnh. Vì vậy, tốt nhất sau khi mở nắp dầu hào, bạn hãy cho nó vào tủ lạnh.
Để lại cặn trên nắp chai
Mọi người thường có thói quen lắc đều lọ dầu hào để có thể nhanh chóng lấy được lượng đủ dùng. Tuy nhiên, sau khi làm xong, rất nhiều dầu hào sẽ đọng lại ở miệng chai, nhiều bạn chỉ vặn nắp lại trực tiếp, mà không quan tâm đến điều này.
Nếu không vệ sinh nắp chai sau khi sử dụng thì rất dễ bị mốc (có thể sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư), đặc biệt khi đặt ở nhiệt độ phòng sẽ làm dầu hào nhanh hỏng hơn.
Vì vậy, những bạn có thói quen này, sau này sử dụng dầu hào, hãy nhớ lau miệng và nắp chai khi đã dùng xong.
Sử dụng cùng lúc dầu hào với tinh chất gà và bột ngọt
Tinh chất gà và bột ngọt ban đầu là gia vị để tạo độ tươi, và vị tương ứng của chúng khá đặc biệt. Tinh chất gà thơm, bột ngọt mặn, dầu hào dịu.
Nếu sử dụng dầu hào cùng lúc với tinh chất gà hoặc bột ngọt khi chế biến các món ăn sẽ xảy ra xung đột về vị, làm hỏng hương vị nguyên bản của dầu hào.
Thịt viên chiên dùng dầu hào
Khi trộn đồ làm thịt viên, nhiều người thích cho chút dầu hào vào cho vừa miệng, muốn món thịt viên ngon hơn, nhưng nếu làm món thịt viên luộc, bánh bao thì có thể cho dầu hào vào. Còn nếu dùng thịt viên chiên thì không nên dùng dầu hào.
Vì dầu hào sẽ bị sền sệt khi gặp dầu ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra một số chất không tốt cho cơ thể, nếu ăn vào sẽ không tốt cho cơ thể nên không nên cho vào.
Mase (Tổng hợp)
Theo VietNamnet