5 thói quen nấu ăn không tốt có thể làm tăng nguy cơ ung thư, cái số 3 nhiều người mắc phải nhất

18/07/2022 23:00

Trong quá trình nấu nướng nếu không nắm vững phương pháp hợp lý có thể sản sinh ra các chất độc hại, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thậm chí làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Trong quá trình chế biến món ăn cần phải có phương pháp hợp lý mới có thể làm ra được những món ăn ngon, đối với các bà nội trợ khi nấu ăn không chỉ chú ý đến sự kết hợp của các nguyên liệu mà còn phải hiểu rõ về cấu trúc dinh dưỡng, và chỉ khi nào nhu cầu dinh dưỡng được đáp ứng thì mới có thể đạt được mục tiêu về sức khỏe.

Do đó, nếu phương pháp nấu ăn không hợp lý sẽ sản sinh ra các chất độc hại, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thậm chí làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Dưới đây là 5 thói quen nấu ăn như thế mà nhiều người đang mắc phải.

1. Dùng cùng 1 nồi nấu nhiều món liên tục mà không rửa lại


Trong quá trình nấu nướng, nhiều người tiếp tục nấu món tiếp theo mà không vệ sinh nồi nấu cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nồi chưa rửa sẽ có một số cặn thức ăn, đun nhiều lần dễ sinh ra chất độc hại, thường thì thói quen này tiềm ẩn nguy cơ ung thư cao. Vì vậy, để phòng chống ung thư cần chú ý chi tiết này, sau khi nấu xong cần vệ sinh những chiếc nồi này kịp thời.

2. Sử dụng dầu ăn "thả phanh"


Khi nấu nướng, cho nhiều dầu ăn một cách mù quáng cũng gây nguy hại cho sức khỏe.

Ngoài việc tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, việc hấp thụ quá nhiều dầu ăn cũng có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Nhiều người cho rằng càng dùng nhiều dầu ăn càng tốt, có thể làm tăng hương vị món ăn, tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều dầu ăn trong thời gian dài, tỷ lệ mắc bệnh ung thư cũng sẽ tăng lên khi bệnh béo phì hoặc một số bệnh khác phát triển.

Do đó, những ai đang có thói quen này nên bỏ ngay để tránh bị ung thư.

thoi-quen-hai-suc-khoe-1.jpg

3. Thường xuyên dùng lại món ăn để qua đêm

Tiếp tục ăn các món ăn để qua đêm thường xuyên sau khi hâm nóng cũng không tốt cho sức khỏe của bạn. Nhiều người tiết kiệm hoặc thích sự tiện lợi sẽ cho thức ăn thừa vào tủ lạnh để giữ tươi và hôm sau tiếp tục hâm lại trước khi ăn, nhưng họ không biết rằng một số loại thực phẩm rất dễ bị hỏng dù được bảo quản lạnh.

Một số thực phẩm, chẳng hạn như rau quả đã nấu chín để lâu dễ sinh ra nitrit không có lợi cho sức khỏe con người, nếu bạn liên tục có thói quen ăn rau để qua đêm cũng sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Vì vậy, bạn nên chú ý đến độ tươi khi nấu ăn, không nên ăn những món để qua đêm một cách quá thường xuyên.

4. Chỉ cho nguyên liệu vào khi dầu ăn đang bốc khói

Nếu bạn luôn đợi cho đến khi nhiệt độ dầu rất cao rồi mới cho nguyên liệu vào thì cũng có nguy cơ gây ung thư.

Khi nhiệt độ dầu lên cao, dầu có thể bốc khói và các nguyên liệu khi cho vào có thể dễ bị cháy xém, có vị đắng và các chất độc hại sinh ra trong chúng cũng sẽ tăng nguy cơ gây bệnh ung thư.

thoi-quen-hai-suc-khoe-2.jpg

5. Yêu thích chiên rán hơn các phương pháp nấu nướng khác

Muốn tránh ung thư thì cách nấu phải hợp lý.

Nhiều người thường sử dụng cách chiên rán khi nấu nướng, món ăn chiên rán tuy thơm ngon, tiện lợi nhưng sau khi chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ dễ sinh ra các chất độc hại, nguy hiểm cho sức khỏe.

Để tránh bị ung thư, nên sửa thói quen nấu nướng không tốt này, để không đe dọa đến sức khỏe của gia đình.

Bài liên quan
  • 5 loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa gây tích tụ mỡ nội tạng
    Chất béo chuyển hóa được nhiều người coi là một trong những loại chất béo không tốt cho sức khỏe nhất. Việc tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa trong thời gian dài có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và tích tụ mỡ nội tạng.
  • 4 loại nước uống thanh lọc phổi hiệu quả
    Thanh lọc phổi có thể là một phần quan trọng của quy trình chăm sóc sức khỏe đặc biệt đối với những người sống trong môi trường ô nhiễm hoặc làm việc trong môi trường có hại. Dưới đây là bốn loại nước uống có thể giúp thanh lọc phổi hiệu quả.
  • Bí quyết bảo vệ làn da khi đi du lịch vào mùa hè
    Mùa hè là thời điểm lí tưởng để du lịch, nhưng khi tham gia các hoạt động ngoài trời dưới cái nắng gay gắt, việc chăm sóc làn da trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
  • 6 trường hợp người cao tuổi không nên uống sữa
    Sữa rất giàu vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K, cũng như giàu khoáng chất, đặc biệt là canxi, phốt pho, sắt và iốt. Tuy nhiên, với một số trường hợp người cao tuổi - uống sữa lại ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và sức khỏe.
  • 3 cách bổ sung hạt chia để giảm mỡ nội tạng
    Thói quen ăn uống không lành mạnh ngoài việc gây khó khăn khi giảm mỡ bụng, còn làm gia tăng mỡ nội tạng và các vấn đề về sức khỏe. Hạt chia giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong ruột, từ đó giúp giảm mỡ nội tạng. Do đó, chúng ta cần bổ sung hạt chia vào chế độ ăn uống.
  • Những lưu ý khi ăn uống ở người cao tuổi vào mùa hè nắng nóng
    Người cao tuổi cần đặc biệt lưu ý về chế độ ăn uống khi thời tiết chuyển sang nắng nóng khắc nghiệt.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
5 thói quen nấu ăn không tốt có thể làm tăng nguy cơ ung thư, cái số 3 nhiều người mắc phải nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO